Nhà thờ mới



Giữa lưng chừng của cuộc đối đầu giữa hai kiến trúc sư kinh tế, ta dừng lại ven đường để thưởng thức một ít hương hoa qua những khơi gợi từ một tài liệu nghiên cứu có tên Architecture of the VII day. Thật tình cờ, hoa này vừa thoảng hương của cả Rem Koolhass và của cả Alejandro Avarena. Ở điểm nào?

- Thứ nhất, nghiên cứu này được tiến hành từ năm 2014 khi Kuba Snopek, Iza Cichonska và Karolina Popera còn đang theo học ở Strelka Institute - trường đào tạo kiến trúc ở Moscow, nước Nga do Rem Koolhaas bảo trợ. 
- Thứ hai, đề tài của nghiên cứu là về những ngôi nhà thờ được xây dựng ở Ba Lan vào những năm 1980s. Những ngôi nhà thờ là hệ quả của sự tham gia cộng tác của một tập thể cộng đồng - một hình thức tham dự gần giống với phương pháp "participatory design" của Alejandro Avarena.


Architecture of the VII day là một tựa đề gây tò mò mà sự giải nghĩa của nó có thể hé lộ toàn bộ những thắc mắc chính yếu của nghiên cứu này. Ngày thứ 7 trong Kinh Thánh là ngày nghỉ của Thượng Đế, đồng thời là ngày hoạt động chính yếu nhất của các nhà thờ. Thời kỳ này Ba Lan đang dưới sự thống trị của liên bang Soviet và chủ nghĩa cộng sản. Ảnh hưởng của xã hội Soviet quay quanh lao động với 6 ngày làm việc so với 5 ngày như thời kỳ trước đó nhấn mạnh tầm quan trọng của ngày thứ 7 dành cho những việc thiêng liêng. 


Nét đặc biệt của những nhà thờ này so với thời kỳ trước đó về mặt hình thức: Kiến trúc của những nhà thờ ở đây phá kết cấu đối xứng và trục của những ngôi nhà thờ truyền thống hằng nhiều thế kỷ trước ở Châu Âu. 
Có hai yếu tố ảnh hưởng chính:
Những mặt bằng nhà thờ hình tròn, hình rẽ quạt với lối tiếp cận từ nhiều phía hơn ngoài việc phản ánh trung thực sự tham gia của nhiều đối tượng đồng đẳng vào quá trình thiết kế và cương lĩnh của chủ nghĩa cộng sản, sự bình đẳng không giai cấp. 
Một yếu tố quan trọng cho thấy sự tương tác giữa nhà thờ như là một đại diện về mặt thị giác cũng kèm theo đó là sự thay đổi về mặt cấu trúc của một trong những đơn vị cơ bản nhất trong thực hành Công giáo - thánh lễ. Kể từ sau công đồng Vaticano 2, tất cả thánh lễ trên thế giới mà trước đây được thực hiện chỉ bằng tiếng Latin nay đã được phép sử dụng tiếng nói của mỗi quốc gia, địa phương đó. Vậy là từ việc "đi xem lễ" (như cách nói quen thuộc của nhiều tín hữu công giáo Việt Nam thời trước) đã trở thành "tham dự" thánh lễ. Ý nghĩa của hành động "tham dự" này phản ánh hình thức đa hoá trị của cấu trúc nhà thờ. 



Phát hiện này tiếp tục dẫn dắt ta trở về bối cảnh nước nhà, và đặt ra một câu hỏi tương tự? Dù tỉ lệ dân công giáo ở nước ta không tài nào so nổi với 96% giáo dân của Ba Lan (nước có tỉ lệ Công giáo cao nhất thế giới), nhưng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và của công đồng Vaticano 2 lên thực hành Công giáo ở nước ta là không thể phủ nhận . Và may mắn thay, ta tìm được sự liên hệ đó ở đây, từ 2 công trình nhà thờ đến từ cùng một vị kiến trúc sư. Tất nhiên, đó là Ngô Viết Thụ. 



Công trình 1: Nhà thờ Bảo Lộc (TP. Bảo Lộc) được KTS Ngô Viết Thụ lên phương án thiết kế năm 1993, nhưng mãi đến năm 2000 công trình mới hoàn tất vì lí do nhân sự. Quá trình thi công nhà thờ cũng là một nỗ lực của tập thể giáo dân dưới sự chỉ đạo của linh mục chánh xứ - một cung cách rất "participatory design". Mặt bằng hình vuông với những cửa vòm bằng nhau không phân chia chính phụ là một tuyên ngôn chính trị sắc bén.  

Công trình 2: Nhà thờ Phủ Cam (TP. Huế) 

(Mặt tiền nhà thờ Phủ Cam)

 (Nội thất nhà thờ Phủ Cam)

Mang so sánh với một thiết kế khác của Ngô Viết Thụ, Nhà thờ Phủ Cam (TP. Huế) dưới sự bảo trợ của Tổng Giám mục Huế lúc bấy giờ là Ngô Đình Thục là một ví dụ không thể thích hợp hơn. Việc xây dựng nhà thờ diễn ra ngay tại thời điểm Tổng giám mục đi họp Công đồng Vaticano 2 (1963) (và đồng thời là thời điểm tổng thống Ngô Đình Diệm, em trai ông bị sát hại). Vì lẽ đó, thiết kế vẫn phản ánh quy cách của một nhà thờ theo lối cũ khi chưa có hai thay đổi quan trọng kể trên. 



No comments:

Post a Comment