Walter Benjamin về kiến trúc

Kiến trúc đã luôn là bạn đồng hành của loài người từ thời nguyên thuỷ. Nhiều loại hình nghệ thuật đã phát triển và suy tàn. Bi kịch bắt đầu với người Hy Lạp, và tuyệt chủng với họ, và sau hàng thế kỷ chỉ có những "quy luật" của nó được hồi sinh. Sử thi, có nguồn gốc từ thuở các quốc gia còn sơ khai, hết hạn ở Châu Âu vào cuối thời Phục Hưng. Tranh panel là một sáng tạo của thời Trung Cổ, và chẳng gì có thể bảo đảm sự tồn tại không gián đoạn của nó. Kiến trúc chưa bao giờ mất đi giá trị của mình. Lịch sử của kiến trúc cổ xưa hơn bất kỳ môn nghệ thuật nào, và tác dụng của nó có ý nghĩa quan trọng đối với mọi nỗ lực thấu hiểu mối quan hệ của công chúng với nghệ thuật. 

Kiến trúc được tiếp nhận theo 2 cách: thông qua sử dụng và thông qua nhận thức - hay nói đúng hơn, bằng xúc giác và thị giác. Sự tiếp nhận này không nên được hiểu giống như sự tập trung có chủ đích của một du khách trước một công trình nổi tiếng. Về mặt xúc giác, không có đối chiếu để chiêm nghiệm về mặt thị giác. Sự tiếp nhận xúc giác đạt được không bằng cách chú ý nhưng bằng thói quen. Đối với kiến trúc, thói quen thậm chí quyết định rất nhiều đến cách tiếp nhận thị giác. Tiếp nhận thị giác, cũng vậy, vốn dĩ xuất hiện ít thông qua sự tập trung chăm chú nhưng nhiều hơn bằng việc nhận ra vật thể cách ngẫu nhiên. Chế độ tiếp nhận này, phát triển cùng với kiến trúc, trong những trường hợp nhất định đạt được các giá trị kinh điển. Những nhiệm vụ đặt ra cho bộ máy tri giác của con người trong những bước ngoặt của lịch sử không thể được giải quyết chỉ bởi phương thức thị giác, hay nói cách khác, bằng độc mỗi sự chiêm nghiệm. Chúng được thuần thục dần dần bởi thói quen, dưới sự hướng dẫn của sự tiếp nhận xúc giác. 

Trích dịch "The Work of Art in the Age of Mechanical Reproduction" - Walter Benjamin 

Giải "ngố" Metabolism với Hajime Yatsuka

Motomachi housing in Hiroshima - Massato Otaka 

1. Metabolism vs. Archi-technology

Metabolism được xem như một biểu hiện của archi-technology được phát triển sau Thế chiến thứ Hai. Các quốc gia Soviet dùng nó như một công cụ chính trị nhằm phục vụ công nghiệp hoá và đô thị hoá, "áp đặt sự đồng bộ và ngăn cản tính cá nhân như là một chủ nghĩa thẩm mỹ không hiệu quả". Trong khi đó tại Châu Âu, archi-technology với những đại diện như Yona Friedman hay Archigram đề xuất những tầm nhìn nghệ thuật "thoát khỏi thực tế của chủ nghĩa lịch sử của Paris hay sự đồng bộ của bối cảnh đôi thị London thời Victoria". Gần như là trong cùng một thời gian, Archi-technology được sử dụng với mục đích trái ngược nhau, bởi hai thể chế xung đột lẫn nhau.

Naguchi vs Hejduk

House of the Suicide and House of the Mother of the Suicide- John Hejduk, 1986 

 

The nine Floating Fountain - Isamu Naguchi, 1970





Ngày mai trời lại sáng - Anne Lacaton & Jean-Philippe Vassal


Hình ảnh chân thực/riêng tư

Những hình ảnh châu Phi, những ký ức trở lại: 

sa mạc, đất đai, đại dương, những vùng lãnh thổ bằng phẳng mênh mông

nơi mà công trình tồn tại ngắn ngủi, chóng qua bởi sức mạnh

của Tự Nhiên, và thường thiết thực. 

Những gặp gỡ, những vần thơ, những cảm xúc.

Những sự vật lạ thường, tấm nhựa phẳng trải trên nền đất

của đồng quê, những khu vườn bí mật, những thắm thiết, những thấu hiểu.