Giải "ngố" Metabolism với Hajime Yatsuka

Motomachi housing in Hiroshima - Massato Otaka 

1. Metabolism vs. Archi-technology

Metabolism được xem như một biểu hiện của archi-technology được phát triển sau Thế chiến thứ Hai. Các quốc gia Soviet dùng nó như một công cụ chính trị nhằm phục vụ công nghiệp hoá và đô thị hoá, "áp đặt sự đồng bộ và ngăn cản tính cá nhân như là một chủ nghĩa thẩm mỹ không hiệu quả". Trong khi đó tại Châu Âu, archi-technology với những đại diện như Yona Friedman hay Archigram đề xuất những tầm nhìn nghệ thuật "thoát khỏi thực tế của chủ nghĩa lịch sử của Paris hay sự đồng bộ của bối cảnh đôi thị London thời Victoria". Gần như là trong cùng một thời gian, Archi-technology được sử dụng với mục đích trái ngược nhau, bởi hai thể chế xung đột lẫn nhau.

Ở Nhật trong giới kiến trúc, đó là sự đối kháng giữa hai nhóm Marxist và Modernist, đại diện là Uzo Nishiyama và Kenzo Tange. Dù là theo kiểu hùng biện nào, Metabolism hay biểu hiện hình thức đặc trưng của nó là megastructure vẫn là "kết quả của những theo đuổi thực tế nhắm đến các kỹ thuật xây dựng có tiềm năng đối đầu với tình trạng kinh tế tương đối nghèo nàn" của Nhật Bản lúc bấy giờ. 

2. Metabolism vs. Superstudio hay Archigram.

Superstudio hay Archigram thể hiện tầm nhìn và chủ định kiến trúc của phương Tây: tách rời khỏi thực tế xã hội, văn hoá và chính trị. Vì vậy, chúng giống với những tiếp cận nghệ thuật hơn là kiến trúc.

Ngược lại, Metabolism không phải techno-utopian (công nghệ - không tưởng). Các công trình của Metabolism không tác rời khỏi thực tế, mà xuất phát từ nhu cầu tái thiết nhanh chóng sau thất bại chiến tranh (có lẽ nuôi dưỡng trong đó cả kỳ vọng sử dụng hình ảnh kiến trúc như một công cụ để "gỡ gạc danh dự" đã bị huỷ hoại nặng nề). Vì thế mà, Metabolism mang theo "ý tưởng về công nghệ vượt lên trên gu nghệ thuật của cá nhân; mục tiêu của chúng là trở thành kỹ sư xã hội (social engineers)". Ngay cả nhũng công trình ít thực tế nhất (Tower-shaped Community - Kikutake hay Helix City - Kurokawa) vẫn là những nền tảng nghiên cứu cho mục tiêu ứng dụng thực tế. Ngoại lệ duy nhất là Isozaki, một người thiên nghệ thuật. 

3. Metabolism vs. Modernism. 

Về mặt hình thức, Metabolism hoàn toàn có thể được xem xét như là một biểu hiện của toàn cầu hoá. Và nếu toàn cầu hoá có thể được công nhận như là một phần (cuối cùng) của hiện đại hoá, Metabolism đích thị là sự tích tụ của một điều kiện có trước nó: tính hiện đại. 

Nhưng đáng buồn thay nó lại bị hiểu lầm là bệ phóng cho một kiến trúc Nhật Bản đương đại chạy theo cái mới về mặt hình thức, tách rời bối cảnh đô thị hiện hữu, cắt đứt mọi căng thẳng học thuật. Phản ứng này của các kiến trúc sư thời nay khá giống với tình trạng của Nhật Bản cận đại và thời kỳ Edo với những xu hướng nghệ thuật của những hình thức cực kỳ phức tạp thiếu vắng mọi ý niệm về bối cảnh, lích sử hay chiều kích tinh thần. 

4. Metabolism vs. Postmodernism. 

Metabolism đánh dấu sự bắt đầu của Hậu hiện đại ở Nhật Bản.  

5. Metabolism vs. Mannerists (Kazuo Shinohara)

Ảnh hưởng của các tư tưởng Hậu hiện đại bắt đầu len lỏi vào cách nhìn nhận đô thị. Sự tái khám phá các đô thị hỗn loạn (chaos city) thiếu vắng quy hoạch đồng bộ và kém logic như Tokyo cho thấy một niềm say mê lớn với tiềm năng thử nghiệm và lai tạo các mô thức kiến trúc mới. Đồng thời, sức kháng cự với các quy hoạch kiểu siêu đô thị của Tange hay nhóm Metabolist ngày càng gia tăng bởi những phê phán nhắm vào các quy hoạch theo chủ nghĩa hiện đại, trong sự thiếu vắng chiều kích ký hiệu học. Và trên hết, nguy cơ giản lược kiến trúc thành những món hàng hoá được sản xuất theo "nhu cầu" của xã hội đe doạ sự tồn tại riêng biệt của ngành này. 

Kiến trúc sư Mannarist (có phong cách riêng) như Kazuo Shinohara "chống đối mọi xâm phạm hậu hiện đại nào nhằm giản lược kiến trúc thành một món hàng". Theo chân ông, Toyo Ito và Kazuyo Sejima "chọn những cách phức tạp hơn để khẳng định sự quan trọng" của mình trong sa mạc đô thị (urban desert). 

Chú thích: 

Bài viết được thực hiện dựa trên "Metabolism and After: A Correspondence with Hajime Yatsuka", tác giả Ioanna Angelidou, Log 21. 

Hajime Yatsuka là kiến trúc sư người Nhật, giám tuyển triển lãm "Metabolism: the City of Future" tại bảo tàng Mori Art ở Tokyo năm 2011. 

Bản quyền bài viết thuộc về Alab. 


 



 


No comments:

Post a Comment