Chúng ta rất thường nghe các nhà nhân văn nói chuyện trọng tâm của kiến trúc xoay quanh con người. Thế nhưng, khái niệm này chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nghịch lý và không rõ ràng tuỳ thuộc vào sự diễn giải qua từng thời kỳ.
Những công trình kiến trúc cổ xưa nhất đã đặt nền móng cho kiến trúc phát triển như một ngành khoa học cho tới ngày nay đều được xây dựng "cho" các vị Thần: Stonhenge là nơi diễn ra các nghi lễ, đền thờ của người Maya cũng vậy, đến Kim Tự Tháp mặc dù xây dựng cho Pharaoh nhưng ông lại được xem như hiện thân của Thần Mặt trời. Thậm chí nếu các công trình này được xem như một phương thức để kết nối con người với Thần Linh, như một điểm trung chuyển, thì câu hỏi tiếp theo được đặt ra chính là trung chuyển con người nào với Thần Linh, bởi lẽ hàng ngàn người có lẽ đã chôn xác dưới chân của những đại kỳ quan này.
Kiến trúc bản địa "architecture without architects", trên thực tế, mới đúng nghĩa xoay quanh con người được "thiết kế" dựa trên các tiêu chuẩn "here and now", thấm đẫm tinh thần bản địa, thủ pháp bricolage là lẽ thường bởi dân thường là các "kiến trúc sư" của nó không phải những người đã chuyên môn hoá và kinh qua đào tạo.
Mãi đến Kiến trúc Hiện đại của Le Corbusier con người mới được đưa ra thảo luận và thực hiện một cuộc cách mạng vô tiền khoán hậu trong lịch sử. Thần Linh hoàn toàn bị triệt tiêu và lần đầu tiên con người được đặt vào trọng tâm của thiết kế kiến trúc xét trên phương diện một ngành khoa học. Cũng chính chỗ này khai sinh một nghịch lý. Các kiến trúc sư với truyền thống phục vụ cho thần linh dưới dạng thể chế quay sang phục vụ cho con người.
(cont)
No comments:
Post a Comment