Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (II)

II. 

Trước khi cung cấp thêm ví dụ, tôi tin rằng nên giản lược một từ trong công thức của Jaspers, nhằm làm cho nó tinh tuyền hơn một cách hiện tượng học. Vì thế, tôi sẽ nói rằng: das Dasein ist rund, tồn tại là tròn. Bởi khi giữ dường như tròn là giữ lại cặp đôi của tồn tại và vẻ ngoài (appearance), trong khi ta có ý là toàn bộ tồn tại ở trong sự tròn của nó. Trên thực tế, nó không phải là câu hỏi của việc quan sát, nhưng của trải nghiệm tồn tại trong sự gần gũi của nó. Sự chiêm nghiệm đầy đủ sẽ chia thành tồn tại quan sát (the observing being) và được quan sát (being observed). Trong phạm vi hạn chế chúng ta đang làm việc, hiện tượng học phải bỏ đi mọi trung gian, mọi chức năng phụ. Rốt cuộc, nhằm đạt được sự tinh tuyền hiện tượng học lớn nhất, chúng ta phải tước bỏ khỏi công thức của Jaspers mọi thứ có thể che đậy giá trị bản thể học của nó. Điều kiện này là cần thiết nếu công thức “tồn tại là tròn" trở thành một công cụ cho phép chúng ta nhận ra tính ban sơ (primitivity) của những hình ảnh nhất định của tồn tại. Tôi nhắc lại, những hình ảnh của sự tròn đầy giúp ta tập trung tư tưởng, cho phép ta trao bản hiến pháp ban đầu (confer an initial constitution) cho chính mình, và khẳng định tồn tại của ta một cách mật thiết, bên trong. Bởi vì khi nó được trải nghiệm từ bên trong, không có những yếu tố bên ngoài, tồn tại không thể là gì khác ngoài tròn.

Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (I)

I. 

Khi các nhà siêu hình học phát biểu một cách ngắn gọn, họ có thể tức thời đạt tới một sự thật, một sự thật vào thời điểm nào đó trong tương lai sẽ được chứng minh. Những nhà siêu hình học, vì thế, có thể được so sánh và gán ghép với nhà thơ, người có khả năng trong một câu thơ cho thấy một sự thật liên quan đến con người nội tâm. Phát biểu ngắn gọn sau đây được trích từ tập sách đồ sộ có tên Von der Wahrheit (tr.50): “Jedes Dasein scheint in sich rund" (Mọi tồn tại dường như đều tròn trong chính nó). Để củng cố cho sự thật không có căn cứ của nhà siêu hình học, tôi sẽ giới thiệu một số các văn bản được hình thành trong những trường tư duy tất cả đều xuất phát từ một nguồn khác với tư duy siêu hình học. 

Chủ nghĩa hiện đại hay là thơ tình bản địa?


Hansaviertel Apartment House, Alvar Aalto

Các nhân vật chủ chốt của thời kỳ hiện đại luôn vượt ra ngoài khuôn khổ thời đại cưu mang họ, luôn tươi mới mỗi lần ta quay lại. Với tựa đề trên, nhân vật mà tôi muốn đề cập là Alvar Aalto. Trong “bộ ba” cùng với Le Corbusier và Mies Van der Rohe, Alvar Aalto dường như là nhân vật ít hùng biện nhất. Và khi có cơ hội để làm điều đó, ông lại phó mặc hoàn toàn cho sự dẫn dắt của một đối tượng vô hình, trừu tượng nằm ngoài khuôn khổ của logic, hoặc có thể biện giải được, như những điều ông đã chia sẻ trong tiểu luận “Cá hồi và dòng chảy". 

Có những sự việc khá thú vị được tiết lộ trong quyển “Heidegger for architects" của Adam Sharr, liên quan đến Le Corbusier và Alvar Aalto. Chuyện kể rằng Martin Heidegger đã có dịp ghé thăm Ronchamp, nhưng ông chẳng tìm thấy ở công trình của Le Corbusier hấp lực đặc biệt nào. Ngoại lệ kiến trúc của triết gia này lại chính là Alvar Aalto. Heidegger đã chủ đích liên lạc với Aalto, khi biết người kiến trúc sư giữ ấn bản “Xây, ở, suy tư” trên bàn làm việc. Tiếc thay, cuộc gặp trên đã không thể diễn ra vì cái chết đột ngột của Alvar Aalto, và 15 ngày sau đó đến lượt Heidegger tạ thế (!). Thành thực mà nói, tôi không hề ngạc nhiên với “gu" của Heidegger, tôi chỉ ước giá như Heidegger cũng đã đến cả công trình của Mies nữa. Bởi vì, ở Mies và Aalto có nhiều điểm tương đồng hơn là sự đối lập, hoàn toàn khác cái vẻ ngoài công trình họ đề xuất. 

"Thơ" của Lina Bo Bardi

 Một bài thơ thì ngắn gọn, cô đọng và khúc chiết, không thể tìm thấy từ dư thừa, câu bị lặp hay những đoạn vô nghĩa. Kiến trúc có thể trở nên như thi ca, một thứ thi ca khúc chiết. 

- Lina Bo Bardi 


<Sự khúc chiết, cô đọng>

Kiến trúc của Lina Bo Bardi khúc chiết, cô đọng. Biểu hiện trong công trình ở khả năng của chúng cho phép ta ngay lập tức nắm bắt được cái Gestalt thị giác, một hình ảnh tổng quát của công trình. Kết cấu kinh điển của Sao Paulo Museum of Art treo toàn bộ khối nhà dài 70m cao 2 tầng bởi hệ cột bê tông liền dầm thống nhất trong màu sơn đỏ nổi bật chưa bao giờ làm người ta hết kinh ngạc bởi chất thơ của nó mỗi lần trở lại. Không chỉ xuất phát từ sự choáng ngợp với khả năng đưa ra một giải pháp thông minh của người kiến trúc sư cho không gian công cộng hay sự tiến bộ của kỹ thuật xây dựng cho phép một kiệt tác đô thị như vậy xảy ra, chất thơ của công trình cảm thán sự giản đơn đến cực đoan, ngấm ngầm che giấu những thao tác vô cùng phức tạp và tinh vi trong xử lý lẫn quản lý công trình. Sự giản đơn, mạch lạc này tiếp tục được tìm thấy trong nhà ở Valeria Cirell hay nhà nguyện Santa Maria dos Anjos qua hình vuông hiện đại trong mối quan hệ có ngụ ý đối lập với kiến trúc bản địa bằng không gian hàng hiên. Trong khi đó, nhà thờ Espirito Santo de Cerrado tổ hợp các hình tròn được tái khám phá trong mối quan hệ với các thành tố kiến trúc cơ bản là cột và tường. Tinh thần hiện đại của Lina cho phép công trình bộc lộ tính kiến tạo của nó hoàn toàn không che giấu, và dầu có được phủ lớp áo vật liệu truyền thống cũng không thể hiện gì nhiều hơn là chính nó.