I.
Khi các nhà siêu hình học phát biểu một cách ngắn gọn, họ có thể tức thời đạt tới một sự thật, một sự thật vào thời điểm nào đó trong tương lai sẽ được chứng minh. Những nhà siêu hình học, vì thế, có thể được so sánh và gán ghép với nhà thơ, người có khả năng trong một câu thơ cho thấy một sự thật liên quan đến con người nội tâm. Phát biểu ngắn gọn sau đây được trích từ tập sách đồ sộ có tên Von der Wahrheit (tr.50): “Jedes Dasein scheint in sich rund" (Mọi tồn tại dường như đều tròn trong chính nó). Để củng cố cho sự thật không có căn cứ của nhà siêu hình học, tôi sẽ giới thiệu một số các văn bản được hình thành trong những trường tư duy tất cả đều xuất phát từ một nguồn khác với tư duy siêu hình học.
Theo đó, Van Gogh viết mà không có bất kỳ bình luận nào: “Cuộc đời chắc chắn là tròn".
Và Joe Bousquet, chẳng biết gì về câu nói trên của Van Gogh, viết rằng. “Anh ta đã được cho biết rằng cuộc đời tươi đẹp. Không! Cuộc đời thì tròn"(1).
Cuối cùng, La Fontaine đã viết ở đâu đó: “Một quả óc chó khiến tôi khá tròn".
Với bốn bản văn với nguồn gốc khác nhau, tôi thấy dường như ở đây vấn đề hiện tượng học đã được đặt ra một cách rõ ràng với chúng ta. Nó nên được giải quyết bằng cách làm cho phong phú bởi những ví dụ sâu xa mà ở đó chúng ta sẽ thêm vào các dữ liệu khác, cẩn thận bảo vệ bản tính của các dữ liệu thân mật, độc lập khỏi mọi tri thức về thế giới bên ngoài. Dữ liệu như này có thể chẳng nhận được gì từ thế giới bên ngoài, ngoại trừ những hình minh hoạ. Chúng ta thậm chí phải cẩn thận hơn phòng trường hợp màu sắc quá sặc sỡ của hình minh hoạ có thể khiến cho tồn tại của hình ảnh mất đi ánh sáng uyên nguyên của nó. Tại đây nhà tâm lý học tầm trung chẳng thể làm gì hơn ngoài việc từ bỏ hành động, bởi lẽ quan điểm nghiên cứu tâm lý học phải được đảo ngược. Những hình ảnh như vậy không thể được canh chỉnh (justified) bởi năng lực tri giác. Chúng cũng không thể được xem như các phép ẩn dụ (metaphors) như trong ví dụ này khi chúng ta nói một người đàn ông đơn giản và thẳng thắn, rằng anh ấy thì “tout rond" (2). Sự tròn này của một tồn tại, hay của sự tồn tại mà Jaspers đã đề cập không thể xuất hiện trong chân lý trực tiếp của nó mà trong dạng thức trong sáng nhất của chiêm nghiệm hiện tượng học.
Những hình ảnh như vậy cũng không thể chuyên chở vào trong bất kỳ ý thức nào (consciousness). Không nghi ngờ gì sẽ có những người muốn “hiểu", trong khi trước hết hình ảnh phải được xem xét tại khởi đầu của nó. Một số khác sẽ tuyên bố cách thẳng thừng rằng họ không hiểu, và phản đối rằng bản thân cuộc đời rõ ràng là chẳng có dạng hình cầu. Họ sẽ bộc lộ bất ngờ với việc sự tồn tại mà chúng ta tìm cách để tính cách hoá trong chân lý thân mật của nó bị sẽ bị xem là quá ngây thơ đem trao cho những nhà hình học, với suy tư của họ là suy tư ở ngoài (exterior thinking). Từ mọi phía, phản đối chồng chất nhằm đặt dấu chấm hết nhanh gọn cho cuộc tranh luận. Nhưng những biểu hiện mà tôi vừa mới ghi nhận nằm ở đó. Chúng ở đó, nổi bật lên (in relief), trong ngôn ngữ hằng ngày, bao hàm ý nghĩa của riêng chúng. Chúng không đến từ sự thái quá của ngôn ngữ, cũng chẳng đến từ sự vụng về ngôn ngữ. Chúng chẳng được sinh ra từ một ước muốn làm người khác kinh ngạc. Trên thực tế, mặc dù bản chất phi thường của chúng, chúng mang dấu tích của sự nguyên sơ. Chúng đột nhiên xuất hiện và trong chớp mắt chúng thành tựu. Đây là lí do vì sao, từ quan điểm của tôi, những biểu hiện này là những kỳ công (marvels) của hiện tượng học. Để đánh giá, và để yêu thích và chiếm hữu chúng (make them our own), chúng đòi hỏi ta phải mang một thái độ hiện tượng học.
Những hình ảnh này che lấp (blot out) thế giới, và chúng không có quá khứ. Chúng không có nguồn gốc từ bất kỳ kinh nghiệm nào trước đó. Ta có thể khá chắc chắn rằng chúng là siêu tâm lý học (metapsychological). Chúng cho ta một bài học trong cô độc. Dù là khoảnh khắc ngắn ngủi ta phải tự mình mang lấy chúng. Nếu ta xem xét chúng trong sự đột ngột của chúng, ta nhận ra rằng mình chẳng nghĩ được gì khác, rằng ta hoàn toàn ở trong tồn tại của một biểu thị như vậy. Nếu như ta quy phục trước năng lực thôi miên của những biểu thị như vậy, đột nhiên chúng ta tìm thấy mình cách hoàn toàn trong sự tròn của tồn tại này, chúng ta sống trong thế giới của sự tròn, giống như một quả óc chó thành tròn trong cái vỏ của chính nó. Một triết gia, một hoạ sĩ, một nhà thơ, và một nhà phát minh truyện ngụ ngôn đã tặng cho chúng ta những tài liệu hiện tượng học tinh tuyền. Bây giờ, phụ thuộc vào cách sử dụng, ta có thể học được làm thế nào thu tích hiện hữu cùng vào trong trung tâm của nó. Đồng thời, nhiệm vụ của ta là làm nhạy cảm tài liệu đó bằng việc tăng cường dao động (multiplying its variations).
Trích dịch từ chương 10 "The phenomenology of Roundness" - Poetics of Space, tác giả Gaston Bachelard.
No comments:
Post a Comment