Xã hội đương đại vẽ trong mặt bằng của Kazuyo Sejima

Platform 2, Kazuyo Sejima

Louis Kahn đã phát biểu “mặt bằng là xã hội của các phòng" (Plan is the society of rooms). Nhà phê bình nghệ thuật của bảo tàng đương đại ở Kanazawa khi viết về Kazuyo Sejima trên El Croquis số 99 nhận định rằng “Một mặt bằng luôn phản ánh cái nhìn của một người (kiến trúc sư) về thế giới”. Nhìn vào những “lập trình" tân kỳ gây kinh ngạc trong mặt bằng của Sejima, đặc biệt là trong sự chối bỏ hệ lưới lý tính của chủ nghĩa hiện đại, ta có thể “đọc” được hình ảnh của một xã hội tiêu thụ trong dòng chảy thông tin ồ ạt. Ở đó, hạt nhân của xã hội không còn là “gia đình truyền thống" nhưng là các cá nhân. Không còn ở trong mối quan hệ có tính cộng đồng được quy tụ bởi chủ nghĩa nhân văn, các cá nhân là những mảnh vỡ khác biệt bị ném thô bạo vào trong những dòng chảy.

Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (cuối)

V. 

Đôi khi chúng ta tìm thấy mình trong sự tồn tại của một hình thức dẫn dắt và bao bọc những giấc mơ thuở ban đầu của chúng ta. Với người hoạ sĩ, một cái cây được tổ chức trong sự tròn của nó. Nhưng một nhà thơ tiếp tục giấc mơ từ bên trên (higher up). Anh ta biết rằng khi một vật trở nên cô lập, nó trở nên tròn, giả định một hình dạng của tồn tại đổ dồn vào chính nó. Trong bài thơ Poèmes francais của Rilke, đây là cách mà một cây óc chó sống và thu hút sự chú ý. Ở đây, lần nữa ở quanh một cái cây đơn độc, là trung tâm của thế giới, cái vòm của bầu trời trở nên tròn, trong mối tương quan với quy luật của thi ca vũ trụ. 

Ở trang 169 của tuyển tập này chúng ta đọc thấy:

Cây luôn ở trung tâm 

Của mọi thứ xung quanh nó

Cây nuôi dưỡng  

Đại vòm của thiên đường. 

Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (IV)

IV.

Tôi muốn nêu một ví dụ của một hình ảnh nằm ngoài mọi ý nghĩa thực tế, không có tính tâm lý lẫn phân tâm học. 

Không chuẩn bị cho chúng ta, hệt như khi xem xét bản tính tuyệt đối của hình ảnh, Michelet nói rằng “một con chim gần như hoàn toàn hình cầu". Nếu ta bỏ đi “gần như", chữ này vô dụng trong việc điều hoà đẳng thức (moderates the formula uselessly), và là sự nhượng bộ cho một quan điểm đánh giá trên phương diện hình thức, ta có được sự tham dự rõ ràng vào trong nguyên tắc “tồn tại tròn" của Jaspers. Một con chim với Michelet là tròn đặc, nó là cuộc đời tròn, và trong một vài dòng, nhận xét của ông ấy cho nó ý nghĩa của mô hình tồn tại (model of being). “Con chim, gần như hoàn toàn hình cầu, rõ ràng là đỉnh cao siêu phàm và thần thánh của sự tập trung sống (living concentration). Người ta không thể nhìn thấy, hay tưởng tượng, một mức độ thống nhất nào cao hơn. Sự tập trung quá độ (excess of concentration), cấu thành nên sức mạnh cá thể to lớn của con chim, nhưng điều này ám chỉ tính đơn nhất cực kỳ cao của nó, sự cô lập, sự yếu đuối xã hội”. 

Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (III)

III. 

Không nghi ngờ gì những nhận xét mở đầu này nặng trĩu triết lý tiềm ẩn (implicit philosophy). Dù vậy tôi cảm thấy mình bắt buộc phải nói qua vì chúng phục vụ cho tôi, và bởi vì, cũng thế, một nhà hiện tượng học phải nói mọi thứ. Chúng đã giúp tôi “giải-triết lý hoá", nhằm xa lánh sự quyến rũ của văn hoá để đặt bản thân mình ngoài rìa những niềm tin đạt được thông qua tra vấn triết lý dai dẳng về chủ đề suy tư khoa học. Triết học làm cho chúng ta nhanh chín, và kết tinh chúng ta trong trạng thái trưởng thành. Làm cách nào, thế thì, không cần phải “giải triết lý hoá" bản thân, liệu chúng ta có thể trải nghiệm cú sốc đã được nhận từ những hình ảnh mới, những cú sốc luôn là hiện tượng của một tồn tại tươi trẻ? Khi ở vào độ tuổi để tưởng tượng, chúng ta không thể nói làm cách nào hoặc tại sao chúng ta tưởng tượng. Vì thế, khi ta có thể nói ta tưởng tượng cách nào, khi ấy ta ngừng tưởng tượng. Vì thế, ta phải giải-trưởng thành (dematurize) bản thân.