Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (III)

III. 

Không nghi ngờ gì những nhận xét mở đầu này nặng trĩu triết lý tiềm ẩn (implicit philosophy). Dù vậy tôi cảm thấy mình bắt buộc phải nói qua vì chúng phục vụ cho tôi, và bởi vì, cũng thế, một nhà hiện tượng học phải nói mọi thứ. Chúng đã giúp tôi “giải-triết lý hoá", nhằm xa lánh sự quyến rũ của văn hoá để đặt bản thân mình ngoài rìa những niềm tin đạt được thông qua tra vấn triết lý dai dẳng về chủ đề suy tư khoa học. Triết học làm cho chúng ta nhanh chín, và kết tinh chúng ta trong trạng thái trưởng thành. Làm cách nào, thế thì, không cần phải “giải triết lý hoá" bản thân, liệu chúng ta có thể trải nghiệm cú sốc đã được nhận từ những hình ảnh mới, những cú sốc luôn là hiện tượng của một tồn tại tươi trẻ? Khi ở vào độ tuổi để tưởng tượng, chúng ta không thể nói làm cách nào hoặc tại sao chúng ta tưởng tượng. Vì thế, khi ta có thể nói ta tưởng tượng cách nào, khi ấy ta ngừng tưởng tượng. Vì thế, ta phải giải-trưởng thành (dematurize) bản thân. 

Nhưng bởi vì tôi phải nắm vững - một cách khá tình cờ - với một lối tạo từ (neological fit), để tôi nói lại lần nữa, bằng cách giới thiệu sự khảo sát (examination) hiện tượng học của những hình ảnh của sự tròn đặc (solid roundness), qua đó tôi đã cảm thấy được sự cần thiết ở đây, như trong nhiều dịp khác, của “giải- phân tâm” bản thân chúng ta. 

Trên thực thế, khoảng năm hay mười năm trước, trong một khảo sát tâm lý học của những hình ảnh của sự tròn, nhưng đặc biệt của sự tròn đặc, ta nên nhấn mạnh vào những giải thích phân tâm học, nhờ đó ta có thể thu thập một lượng khổng lồ các tài liệu, bởi vì mọi thứ tròn mời gọi sự mơn trớn (caress). Những giải thích phân tâm học như vậy không nghi ngờ gì nữa nghe rất kêu (largely sound). Nhưng chúng chẳng nói lên điều gì cả, và trên hết, chúng chẳng thể được đặt trực tiếp thẳng hàng (direct line) với những quyết định mang tính bản thể học. Khi một nhà siêu hình học nói với ta rằng tồn tại là tròn, anh ta thay thế tất cả quyết định tâm lý học cùng một lúc. Anh ta giải thoát chúng ta khỏi quá khứ của những giấc mơ và tư tưởng, và đồng thời anh ta mời gọi chúng ta đến với thực tế (actuality) của tồn tại. Không giống như là một nhà phân tâm học sẽ trở nên gắn kết/ trói buộc với cái thực tại bị vây hãm trong sự tồn tại rất như kiểu một biểu thức. Từ quan điểm của anh ấy một biểu thức là không có ý nghĩa trong phạm vi hiểu biết của con người (humanly) bởi vì thực tế rất khan hiếm của nó. Nhưng chính sự khan hiếm này thu hút sự chú ý của nhà hiện tượng học và khuyến khích anh ấy xem xét với đôi mắt tươi mới, với góc nhìn của tồn tại được đề xuất bởi những nhà siêu hình học và nhà thơ. 


No comments:

Post a Comment