Sống và chết trên con thuyền (p2)

Khi người Việt định cư trên đất liền, hình dáng con thuyền vẫn hiển hiện trong đời sống thường ngày. Ngôi đình mái lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút như con thuyền rẽ sóng vượt ngàn khơi. Ngôi nhà nóc oằn, mái túm trên trống đồng Đông Sơn là hình ảnh của một con thuyền úp ngược. Theo nhà khảo cổ V. Goloubew, nhà cổ của người Việt mang hình dáng con thuyền được nâng khỏi mặt đất (3). Con thuyền úp ngược cung cấp không gian cho sự cư ngụ và sinh sống trên mặt đất. Ở quy mô nhỏ hơn, đó là hình ảnh chiếc nón lá che chắn mái đầu trước thời tiết nắng mưa. Đường biên dưới mái nhà đánh dấu phạm vi ảnh hưởng và thuộc sự tư hữu của người chủ nhân. Trên hành trình di cư, nơi nào mái nhà của ta có thể lắp được và trụ vững, nơi đó trở thành vùng đất an toàn để sinh sống.  

“Vietnam” (Peter Schmid, Paradies im Drachenschlund : Reise durch Hinterindien, Java und Sumatra [1956])

Sống và chết trên con thuyền

Hai khả năng sinh sống thường được định nghĩa: sống định cư, ở yên một chỗ hoặc sống du cư, nay đây mai đó. Khi lối sống định cư với suy nghĩ “an cư lạc nghiệp” đã trở nên quen thuộc với con người hiện đại, lối sống du cư cùng khả năng vận động và thay đổi - điều dường như đã bị quên lãng - cũng cần được nhắc nhớ. 


Con phố trong ngôi làng ngập nước, Bắc Kỳ (L'Indochine en cartes postales: Avant l'ouragan, 1900-1920, Jean Noury [1999])

(P2) TRƯỜNG ĐIỀU KIỆN của Stan Allen trong Điểm + Đường (1985)

Những yếu tố đa dạng của kiến trúc cổ điển được sắp xếp vào trong những tổng thể nhất quán thông qua các hệ thống tỉ lệ hình học. Mặc dù tỉ lệ có thể được biểu thị bằng  số học nhưng các mối quan hệ được mong đợi cơ bản là hình học. Cách ngôn nổi tiếng của Alberti, “Vẻ đẹp là sự hòa hợp giữa các phần mà ở đó không gì có thể được thêm vào hay bớt ra” cho thấy lý tưởng về tính thống nhất hữu cơ trong hình học. Những quy ước kiến trúc cổ điển không những chỉ ra tỉ lệ của các thành tố đơn lẻ mà còn là mối quan hệ giữa những thành tố ấy với nhau. Những thành tố tạo thành những tập hợp để rồi làm nên những tổng thể to lớn hơn. Những quy luật khắt khe về đường trục, tính đối xứng, hay trình tự (sequence) hình thức chi phối cách thức tổ chức của tổng thể. Kiến trúc cổ điển cho thấy sự đa dạng quy luật này, nhưng nguyên tắc phân bố cấp bậc của từng thành tố trong tổng thể luôn không đổi. Những thành tố đơn lẻ vẫn giữ nguyên được trật tự cấp bậc bằng những mối liên hệ hình học mở rộng nhằm bảo toàn sự thống nhất toàn diện.

Great Mosque of Cordoda, Spain

(P1) TRƯỜNG ĐIỀU KIỆN của Stan Allen trong Điểm + Đường (1985)

Zaha Hadid, The Peak — Night, Hong Kong, 1990

"Trường miêu tả một không gian tạo bởi sự lan truyền, bởi những hiệu ứng. Nó chẳng bao hàm bất kỳ vật chất hay điểm vật liệu (material points) nào, thay vào đó là các chức năng, véc-tơ và tốc độ. Nó miêu tả các mối quan hệ cục bộ của những khác biệt ở bên trong các trường của sự cấp tốc, sự truyền động và của những điểm lao nhanh, trong một từ mà Minkowski gọi là thế giới." 

Sanford Kwinter, 1986

Dòng sông hay là con đường?

 

 Đường cao tốc trên cao Cheonggyecheon, Seoul xây dựng khoảng những năm 1970s, 
dưới thời kỳ độc tài Park Chung-hee. 

Không muốn bị sến, nhưng con đường thì có cá bơi chung như dòng sông không? 
[update: bây giờ đã có cá và người bơi]