The Poem of the Right angle and The House


"Kiến trúc là gì nếu không phải một giả kim thuật?" Hết thảy các vật chất nào đá, nào nước, nào kim loại, cùng đào luyện trong một hướng dẫn bí thuật hướng đến tác thành một chốn cư lưu toàn vẹn nơi thời gian ngưng treo và không gian mở ra bất tận.

Con đường tìm kiếm sự "bất tử" và "viên mãn" này của các nhà giả kim kiến trúc ghi dấu chân Le Corbusier qua tác phẩm The poem of the right angle (tạm dịch: Bài thơ thẳng góc) sáng tác trong 7 năm từ 1947 đến 1953. Có quy cách gần như là một ghi chép giả kim, tập thơ hoạ bao gồm 16 bức tranh diễn giải triết lý liên quan đến thủ pháp thẳng góc (right angle) - vốn rất quen thuộc trong các mặt đứng tỉ lệ của Le Corbusier. Không dừng lại ở đó, ngôn từ huyền bí cộng với hình ảnh mang tính biểu tượng và trừu tượng của tác phẩm còn tiềm ẩn sức khơi gợi lớn lao vượt ngoài khuôn khổ, mà ví dụ của nó sẽ được xem xét ở đây, trong The House for the Poem of the right angle (Ngôi nhà cho Bài thơ Thẳng góc) - kiến trúc sư Smiljan Radic.

Thiêng & Phàm


“Tôi cho rằng nhiệm vụ của thế kỷ sau, đối diện với sự đe dọa khủng khiếp nhất mà nhân loại từng biết tới, sẽ phải tái hội nhập cùng với thánh thần.” - André Malraux

Trước hết, có một nhu cầu cần thiết cho việc làm rõ khái niệm “thiêng" vì phần lớn chúng ta thường có xu hướng đánh đồng “thiêng" với kinh nghiệm tôn giáo hay thực hành tôn giáo.

Trên thực tế, con người chúng ta đã từng có sự gắn bó sâu sắc với cái thiêng trước khi lý trí loài người chia cắt tất cả (1). Một cách nghịch lý, đó chính là sự xuất hiện của các tôn giáo đã đặt một lằn răn cho đời sống thế tục và đời sống thiêng liêng mà ở đó sự thiêng được cho rằng chỉ có thể đạt tới thông qua các nghi lễ tôn giáo. Tiếp đến, Kỷ nguyên Ánh Sáng vào thế kỷ 18 -một mặt phản kháng sự áp bức của nhà thờ cũng như các thể chế toàn trị, vì thế mà, mặt khác, tuyên truyền cho khoa học - đã thủ tiêu hoàn toàn cái thiêng khỏi đời sống con người. 

Đương đại

Sự đương đại (contemporariness) là mối quan hệ độc lập với thời gian của một cá nhân, người này vừa tham dự (adhere) vào sự đương đại và đồng thời, vừa giữ khoảng cách với nó. Nói chính xác hơn, [sự đương đại] chính là mối quan hệ với thời gian, trong đó việc tham gia vào thời gian được thực hiện thông qua sự ngắt quãng (disjunction) và lệch đại (anachronism). Những kẻ đồng thời trùng khớp với thời đại, những kẻ hoàn toàn bện siết với thời đại ở mọi mặt, không phải là đương đại (contemporaries), chính xác là vì họ (những kẻ được xem là đương đại) không tìm cách để thấy sự đương đại; (vì) họ không có khả năng để đối diện với nó. 
What is the apparatus - Giorgio Agamben 

 1.
Chúng ta đang ở vào một thời kỳ không thể định dạng. Các biên giới trở nên mờ nhạt và các khái niệm không ngừng va chạm nhau. Thật khó để xác định một hướng đi rõ ràng về tương lai.

Thuật chắp nhặt - Bricolage

Lời quê chắp nhặt dông dài 
Mua vui cũng được một vài trống canh 
- Truyện Kiều, Nguyễn Du 

Lý do để bricolage trở nên hấp dẫn ở đương đại, phổ biến hơn ở đương đại là bởi hai yếu tố. Thứ nhất, sự chuyên môn hoá đã dần trở nên lỏng lẻo hơn, ranh giới của các ngành nghề đã trở nên mờ nhạt hơn, cho phép những phép lai là kết quả của những cuộc hôn phối đa ngành. Thứ hai, thời kỳ hậu công nghiệp trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những “sản phẩm” phi-sản xuất công nghiệp vốn đã dần trở nên nhàm chán vì sự giống nhau hàng loạt, cũng như vì sự bóng bẩy, hoàn hảo của chúng. Xét về bản chất bricolage là sự trở lại với thực hành thời tiền sử khi các công cụ còn đang trong quá trình hoàn thiện hay trong những điều kiện thiếu thốn mà ở đó trí khôn con người được kích hoạt theo một cách thức rất đặc biệt. 

Hiện đại

 1. Có hai nhận thức của thời đại, một cũ một mới. Cái cũ là nhằm vào cá nhân/tính cá thể. Cái mới là trực hướng vào tính phổ quát. Mâu thuẫn giữa cá nhân và phổ quát được phản ánh thông qua Chiến tranh Thế giới cũng như là thông qua nghệ thuật. 
2. Chiến tranh đang phá huỷ thế giới cũ với tất cả những gì nó chứa đựng: tính ưu việt (preeminence) của tính cá nhân (individual) trong mỗi ngành nghề. 
3. Nghệ thuật mới đã hé lộ chất liệu của nhận thức mới của thời đại: một sự cân bằng giữa tính phổ quát và tính cá nhân trong mỗi ngành nghề.
4. Nhận thức mới đã sẵn sàng được hiện thực hóa trong mọi thứ, bao gồm mọi thứ hằng ngày của cuộc sống.
5. Truyền thống, học thuyết (giáo điều) và sự ưu việt của tính cá nhân đứng chắn giữa quá trình hiện thực hoá này.
6. Vì thế mà những người sáng lập của Neo-plasticism (trường phái Tân tạo hình) kêu gọi những ai tin tưởng vào cải cách trong nghệ thuật và văn hoá cùng phá huỷ những thứ ngăn cản sự phát triển xa hơn, giống như trong nghệ thuật tạo hình mới (the new plastic art), bằng cách loại bỏ những hạn chế của những hình thức tự nhiên (natural forms), chúng ta đã loại bỏ cái đứng chắn đường biểu hiện của một nền nghệ thuật thuần khiết, kết quả cuối cùng (extreme) của mọi khái niệm nghệ thuật. 
 (Tuyên ngôn thứ nhất của De Stijl, 1918)

Thật khó để bắt đầu một khái niệm như “hiện đại” vì sự phổ biến và thành kiến sẵn có. Sự thân thuộc giả định của nó hoà lẫn các thuật ngữ liên quan. Đồng thời, sức mạnh hình thức tất yếu của “hiện đại” lu mờ dự định của chúng ta trong việc khám phá căn cơ và cùng đích của nó.