(P3) TRƯỜNG ĐIỀU KIỆN của Stan Allen trong Điểm + Đường (1985)

Donald Judd installation, Marfa, Texas

Người ta nói rằng Barnett Newman đã dùng một chuỗi mặt phẳng/ đường thẳng/ mặt phẳng để “bước ra khỏi những thúc đẩy của không gian lập thể và kết thúc ở đó.” Câu chuyện hội họa và điêu khắc của nước Mỹ thời hậu chiến phần nhiều là một câu chuyện về nỗ lực để tiến xa hơn giới hạn của cú pháp bố cục trong trường phái lập thể. Cụ thể là các nhà điêu khắc, làm việc dưới bóng râm của những thành tựu do chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng mang lại, nhận thấy rằng ngôn ngữ phức tạp của những mặt phẳng và mảnh vỡ hình học thừa hưởng từ những nghệ sĩ châu  u thời tiền chiến là chưa tương xứng với những tham vọng lớn lao của họ. Cũng xuất phát từ tình trạng khánh kiệt này mà trường phái tối giản ra đời giữa những năm 60. Robert Morris từ chối bố cục nhằm ủng hộ tiến trình, hay phê phán của Donald Judd về “sự tổ hợp của các thành phần” minh chứng cho một nỗ lực tạo ra mô hình hoạt động mới có thể sẽ đơn giản và gần gũi như hội họa trong những thập niên trước họ đã rất ngưỡng mộ. 

Đọc James Stirling: mặt cắt, kính đặc và đô thị hay là cuộc dạo chơi?

Trong số 8 kiến trúc sư được đề cập ở quyển sách mà "ai cũng biết là quyển nào đấy" của Rafael Moneo, James Stirling làm tôi bối rối nhất. Có lẽ là bởi vì tôi còn chưa quen với Hiện đại mới, hoặc có lẽ là do tôi gà mờ nhưng tiếp cận của ông ấy không quá đặc trưng, theo nghĩa là dễ khái quát quá làm thành đặc điểm. Cho nên, có một thời gian tôi thấy ngại phải nói về ổng. 

Chỉ đến một buổi khuya tối trời, ở trong tình thế "nguy cấp", tôi mới vỡ ra những phân tích của Moneo. Đặc biệt với câu chuyện mặt cắt. Mà tôi nghĩ đúng ra trong tình thế cụ thể của Stirling, có nên chăng gọi đó là tiết diện. Còn nhớ plug-in "follow me" dùng trong Sketch-up, nó gần giống với cách Stirling làm kiến trúc, ít nhất là ở trong giai đoạn đầu. Khi ông nghĩ rằng mình có thể làm mới Hiện đại bằng mặt cắt thay cho mặt bằng vốn vẫn được các nhà Hiện đại tận dụng triệt để. Thực tế là trước hiện đại thì chưa hề có phương pháp thiết kế bằng mặt bằng, các KTS thời trước thiết kế bằng các yếu tố kiến trúc và mặt bằng chỉ là sự thể hiện bản vẽ. Ngạc nhiên chưa? 

Trở lại với James Stirling và "mặt cắt" của ông ấy. 

Thành phố trôi lửng lơ

Muốn đọc Carlo Scarpa thì phải học lại về Venice. Không thể nhắc đến đàn ông mà bỏ qua quê quán của anh ấy. Điều này cũng tương tự với phụ nữ, trẻ em và cơ bản là mọi người. Lấy ví dụ như Las Vegas đối với Frank Gehry và Japan đối với hầu hết các KTS Nhật. 

Đối với thành phố trôi lửng lơ Venice, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng vì nó được "neo" vào mặt đất nhờ các cọc gỗ.  Không phải được gia nhiệt cưỡng bức YakiSugi, các cọc gỗ sồi tồn tại gần như là "vĩnh viễn" này không bị mục rửa là do được đóng dày đặc và cứng ngắc vào trong lớp đất thành những cụm cọc. Cứ vậy mà nó đã trải qua được hàng chục thế kỷ kể từ những ngày đầu người tị nạn di cư đến đây sau khi đế quốc La Mã hùng mạnh sụp đổ. 

Bramante - Seri Bê của Phục Hưng

Seri Bê của Phục Hưng, hiện giờ mới có 4 cái tên: Brunelleschi, Bramante, Borromini và Bernini. 

Cortile del Belvedere - Bramante

Nhắc đến Bramante sao cho dễ nhớ? Theo như Gombrich, Bramante là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng của Giáo hội Công giáo La Mã, sau đó là cuộc Cải Cách (Reformation) cuối TK16 đầu TK17. Cơ bản nằm ở tham vọng thể hiện trong bản thiết kế Đại giáo đường Thánh Peter của ông này đòi hỏi quá nhiều tiền của. 

Có một chuẩn mực nào cho tương lai?

Có nhiều hướng tiếp cận khi nói về tương lai, nhưng dù là khía cạnh nào chúng ta vẫn có xu hướng vạch ra những viễn cảnh hoàn hảo hơn thực tại. Ở phương diện nào đó, đây có lẽ là tín hiệu tích cực, nhưng suy cho cùng thì hoàn hảo là như thế nào, và liệu có một chuẩn mực nào để định nghĩa đầy đủ “tương lai hoàn hảo”?