Lịch sử - Truyền thống

          “Đầu tiên nó đòi hỏi một cảm thức lịch sử, thứ không thể thiếu với bất kỳ ai tiếp tục làm nhà  thơ đến năm thứ 25 của cuộc đời; và cảm thức lịch sử bao gồm một sự nhận thức, không chỉ cái đã qua của quá khứ, nhưng cả hiện tại của nó; cảm thức lịch sử thúc đẩy một người đàn ông không chỉ đơn thuần là ghi khắc thế hệ của anh ta vào trong xương tủy, nhưng với một xúc cảm rằng toàn thể nền văn học Châu Âu từ Homer (và trong nó toàn bộ nền văn học của đất nước mình) có một sự tồn tại đồng thời và soạn thảo ra một trật tự đồng thời. Cảm thức lịch sử này, là một cảm thức của cái vô tận và của cái thuộc thời gian, là thứ khiến cho một nhà văn trở thành truyền thống. Và nó đồng thời khiến cho nhà văn đó ý thức một cách chính xác về vị trí của anh ta trong thời gian, và tính đương đại của chính anh.” - T. S. Eliot

Sự chuyên chế của cái mới - Adam Caruso *

Từ buổi đầu của chủ nghĩa hiện đại, có thể chúng ta đã được nghe các kiến trúc sư tiến bộ và các nhà phê bình than phiền về sự thụt lùi của ngành kiến trúc khi đem so với thiết kế của các sản phẩm sản xuất công nghiệp. Trong khuôn khổ hùng biện của chủ nghĩa thực chứng, nỗi ám ảnh nhất định với cái mới là dễ hiểu. Mặc dù vậy, thậm chí là trong những năm hai mươi và ba mươi, ở đỉnh cao nhiệt huyết của các nhà hiện đại chủ nghĩa, các kiến trúc sư vẫn phải đối đầu với nền tảng văn hoá cho sự nỗ lực của họ. Dù đó là Le Corbusier công thức hoá năm điểm nhằm phê phán các quy tắc cổ điển, hay những kiến trúc sư của Weimar Republic giải quyết tình trạng định cư và vấn đề chỗ ở, các kiến trúc sư luôn gặp khó khăn trong việc trụ lại trên con đường hẹp của thuyết tiền định. Cuối thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản muộn (late capitalism - biểu hiện bằng các tiến bộ công nghệ vượt bậc, đầu cơ tư bản và gia tăng khoảng cách giàu nghèo, N.D) ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn bao giờ như là một mô hình kinh tế. Điều này khiến cho ý thức hệ về sự Mới mẻ đã trở nên gắn bó với hoạt động của thị trường một cách rõ ràng. Lúc này, hơn bất kỳ lúc nào, chính nhờ tính văn hoá đã cho kiến trúc vay mượn khả năng tiếp tục trở nên thích hợp. Năng lực phản xạ và phê phán của kiến trúc chính là thứ đã tách nó ra khỏi một bên là hoạt động quảng cáo và bên còn lại là khoa học thuần tuý. 

BỐN CUỘC XUẤT HÀNH CỦA KAZUO SHINOHARA

Đặc điểm thực hành kiến trúc của KTS Kazuo Shinohara không khỏi làm tôi liên tưởng đến sự kiện xuất hành rời khỏi đất nước Ai Cập của dân tộc Do Thái (1). Kể từ cuộc "xuất hành" đầu tiên rời khỏi địa hạt toán học để đến với kiến trúc, Shinohara đã liên tục đặt mình vào vị thế của một cá nhân thoát ly khỏi những bối cảnh có tính kiềm hãm, áp đặt. Trong đó, những lối mòn tư duy của kiến trúc truyền thống và trào lưu ảnh hưởng đương thời của chủ nghĩa hiện đại là hai thực thể cơ bản trực tiếp gây tác động. 



(House in Uehara, Kazuo Shinohara)


Cái tên

“Ngươi biết cái tên được ban cho, ngươi không biết cái tên mà ngươi có” - Jose Saramago

Anh có nghĩ rằng “cái tên nói lên tất cả”? Italo Calvino nói rằng cái tên của thành phố biến thành chính thành phố đó, và trở thành một thực thể không thể tách rời chính nó. “Cái ngày mà chuyến đi của tôi dẫn tôi tới Pyrrha cũng đã đến. Ngay khi tôi vừa đặt chân xuống đó, mọi thứ mà tôi tưởng tượng đã bị lãng quên; Pyrrha đã trở thành cái-Pyrrha-là (what is Pyrrha) … Từ khoảnh khắc đó cái tên Pyrrha đã mang đến cho tôi cái nhìn này, ánh sáng này, tiếng rầm rì này, không khí này - thứ không khí mà ở đó bụi đất có màu vàng bay; rõ ràng là cái tên mang nghĩa này và chẳng có nghĩa nào khác ngoài ý nghĩa này … Tâm trí tôi tiếp tục chứa đựng rất nhiều những thành phố mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy và tôi sẽ chẳng bao giờ thấy được, tên gọi đã mang theo với chúng một hình tượng (figure) hay là một mảnh hay là ánh sáng mờ mờ của những hình ảnh tưởng tượng: Gentullia, Odile, Euphrasia, Margara. Thành phố nằm phía trên vùng vịnh thì cũng vẫn ở đó im lìm, với quảng trường ôm lấy giếng nước, nhưng tôi không còn có thể gọi nó bằng một cái tên khác, cũng không thể nhớ được làm cách nào mà tôi đã đặt cho nó một cái tên có ý nghĩa gì đó hoàn toàn khác biệt" (1). 

Sáng tạo và niềm tin

Hành động sáng tạo là hành động thiêng liêng nhất có thể có của con người. Bởi lẽ đó là hành động đưa chúng ta tới gần với Đấng Sáng Tạo, kết nối ta với nguồn lực sâu xa nhất chịu trách nhiệm cho sự hình thành nên vũ trụ này, sự sống này. Đó là thiên chức. Từ chối thiên chức sáng tạo con người đi đến chỗ diệt vong.

Góc - Ba chữ C hay là Các Góc (Conners) của Souto de Moura

House in Baiao, Sou de Moura

Nếu như phòng thủ của chủ nghĩa hiện đại là những pháo đài tư tưởng vuông hình sắc cạnh, Souto de Moura chọn tấn công vào các góc.

Ý tưởng

Sự hình thành của ý tưởng là một khái niệm được trang hoàng bằng những giai thoại về quá trình mặc khải, một cái gì đó đến từ bên ngoài kẻ sáng tạo. Giống như cách mà nhà thơ kiệt xuất của Pháp thế kỷ 19 Alphonse de Lamartine kể về hoàn cảnh ra đời ý tưởng cho bài thơ tráng tuyệt của mình: một hôm đang đi trong rừng sâu, nó đột ngột đến trong ánh sét chói loà. Dầu vậy, sau khi ông qua đời, hàng xấp những bản thảo của bài thơ được để cập đã được tìm thấy, chứng tỏ tác gia đã viết đi viết lại bài thơ trong hàng năm trời. 

Ngôn ngữ

“Khởi sự là lời”  - Phúc âm Gioan 1: 1

 “Ngôn ngữ kiến trúc" là cụm từ vẫn thường xuyên xuất hiện trong sư phạm và báo chí kiến trúc. Người ta sử dụng nó nhiều đến nỗi tôi cảm thấy một thôi thúc đặt ra câu hỏi về tính đúng đắn và tính ứng dụng của từ này. Nói “ngôn ngữ kiến trúc" là ý nói khả năng giao tiếp của kiến trúc. Và điều đó đồng nghĩa với, kiến trúc có khả năng “nói" với chúng ta?

Bảo tồn

Điều thú vị nhất mà tôi nhận thấy ở các công trình bảo tồn đó là thực tế của việc người kiến trúc sư, thay vì suy tính cho cái đang hiện diện, thì đối mặt với cái không còn ở đó, hay cái-vắng-mặt. Đó có thể là sự thiếu vắng của một phần vật chất công trình, cũng có thể là một thứ không thể nắm bắt được, như là một nhân vật lịch sử hay một nền văn hoá, giống như cố Đô Huế với phần vắng mặt phi vật chất là vương triều nhà Nguyễn. Làm thế nào để cái-vắng-mặt được nhớ đến, phải chăng chính là nhiệm vụ cơ bản của bảo tồn? Và việc này có nhất thiết đồng nghĩa với phục hồi nguyên trạng công trình?


Nhà của Frank Gehry



Điều quan trọng duy nhất về ngôi là của tôi chính là quang cảnh xung quanh ngôi nhà (the neighborhood) không có trong đó. Ngôi nhà không phải là một ví dụ đáng chú ý gì về kiến trúc của thời kỳ cả. Nó chẳng qua cũng chỉ là một cái nhà nhỏ lầm lì với sự quyến rũ mà tôi đã trở nên thích thú với việc khiến nó trở nên quan trọng hơn. Tôi trở nên hào hứng với việc tạo một cái vỏ bao quanh nó, cái mà cho phép ngôi nhà cũ xuất hiện như một đối tượng, và, theo một nghĩa nào đó, định hình ngôi nhà bằng cách chỉ cho thấy những thành phần. Khi bạn nhìn xuyên qua căn nhà mới bạn thấy những thành phần đặc trưng của ngôi nhà cũ theo cách được biên tập. Nó rất siêu thực, và tôi hứng thú với chủ nghĩa siêu thực ...


Nhà thờ mới



Giữa lưng chừng của cuộc đối đầu giữa hai kiến trúc sư kinh tế, ta dừng lại ven đường để thưởng thức một ít hương hoa qua những khơi gợi từ một tài liệu nghiên cứu có tên Architecture of the VII day. Thật tình cờ, hoa này vừa thoảng hương của cả Rem Koolhass và của cả Alejandro Avarena. Ở điểm nào?