Thành phố thời gian La Chau-de-Fonds của Le Corbusier - quê nhà lãng quên của chủ nghĩa hiện đại

Thành phố đồng hồ La Chaux-de-Fonds của Thuỵ Sỹ - quê hương của Le Corbusier, không chỉ là "phòng thí nghiệm" cho các công trình của thuở hàn vi (từ Villa Fallet 1906 đến Villa Turque 1917) của vị kiến trúc sư lỗi lạc mà thiết kế quy hoạch của nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên các diễn ngôn của chủ nghĩa hiện đại trong một tương lai gần. 

Quy hoạch La Chaux-de-Fonds, 1941 - Charles-Henri Junod

Những bản lề Bồ Đào Nha - Pavillion cho sân quần vợt ở Quinta da Concercao của Fernando Tavora

Bản lề nối Fernando Tavora và Alvaro Siza là công trình Pavillion sân quần vợt cao 2 tầng, đặt tại công viên Quinta da Conceicao ở Leca da Palmera, phía Tây Bắc thành phố Porto. Được thực hiện vào cuối những năm 1950 khi chàng thanh niên Alvaro Siza bắt đầu thực hành dưới sự dẫn dắt của Tavora. 

Lơ lửng trên không - Paulo Mendes da Rocha

Argentina Pavillion Expo 70 - Paulo Mendes da Rocha 

Không đơn thuần chỉ là một sự áp dụng cực đoan của "tầng trệt chống cột, mặt bằng tự do" của chủ nghĩa Hiện đại, nỗ lực tách biệt công trình khỏi mặt đất của Paulo Mendes da Rocha nhấn mạnh song đề con người - thiên nhiên. Tuy vậy, ông làm việc này không bởi thái độ tự đắc của những nhà Khai Sáng đề cao vai trò làm chủ của con người, nhưng với ý thức về tiềm năng ảnh hưởng và tác động của kiến trúc lên bề mặt trái đất và năng lực chịu trách nhiệm của người kiến trúc sư. 

Giải cấu trúc là giải cấu trúc gì?

Khái niệm giải cấu trúc (deconstruction) bản thân nó tương đồng với một phép ẩn dụ kiến trúc. Người ta thường nói về nó với một thái độ tiêu cực. Một cái gì đó được cấu trúc, như là một hệ thống triết học, một truyền thống, một văn hoá, và theo cùng nó là một nhà giải toả cấu trúc và phá huỷ nó không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, phân tích cấu trúc và phân rã nó. Thường người ta sẽ nói như vậy. Người ta nhìn vào một hệ thống (triết học) - của Platon hay Hegel - và nghiền ngẫm cách thức xây dựng nó, viên đá tảng nào, góc nhìn nào củng cố công trình; người ta thay đổi chúng và vì thế người ta được giải phóng khỏi quyền lực của hệ thống đó. 

Đối với tôi, dầu vậy, đó chẳng phải là bản chất của giải cấu trúc. Nó không chỉ đơn thuần là kỹ thuật của người kiến trúc sư trong việc biết cách giải cấu trúc cái đã được cấu trúc, nhưng là cuộc thăm dò dựa trên chính bản thân kỹ thuật, dựa trên quyền lực của các ẩn dụ kiến trúc và nhờ đó cấu thành nên cách thức hùng biện kiến trúc riêng của nó. Giải cấu trúc không đơn thuần - như tên gọi của nó gợi ý - là một kỹ thuật đảo ngược của quá trình xây dựng khi mà nó có khả năng cấu thành cho bản thân nó ý tưởng của sự cấu trúc/ xây dựng. Người ta có thể nói rằng chẳng có gì có tính kiến trúc hơn sự giải cấu trúc nhưng cũng chẳng có gì có ít tính kiến trúc như nó. Suy tư có tính kiến trúc (về kiến trúc) chỉ có thể được xem là giải cấu trúc theo nghĩa sau: như một nỗ lực hình dung cái gì đã thiết lập nên quyền lực của cái gạch nối có tính kiến trúc ở trong triết học. 

Từ điểm này chúng ta có thể quay trở lại điểm kết nối giải cấu trúc với ngữ (viết): tính không gian của nó, suy tư xét trên phương diện một lối đi, của việc mở ra một con đường mà ở đó - không biết sẽ dẫn đến đâu - hằn in dấu vết (trace) của nó. Nhìn lại theo cách này, người ta có thể nói rằng mở ra một con đường là cách viết mà ở đó không thể quy hướng về con người hay Thiên Chúa hay động vật bởi vì nó định rõ theo nghĩa rộng nhất một không gian mà sự phân loại - con người/Thiên Chúa/ con vật - có thể hình thành. Sự viết này thực tình là một mê cung bởi nó chẳng có bắt đầu hay kết thúc. Người ta luôn trên đường. Sự đối lập giữa thời gian và không gian, giữa thời gian của lời phát biểu và không gian của đền thờ hay ngôi nhà không còn có bất kỳ ý nghĩa nào. Người ta sống ở trong ngữ (writing). Ngữ là một cách sống. 

- Architecture where the desire may live, Jacques Derrida & Peter Eisenman


(P3) TRƯỜNG ĐIỀU KIỆN của Stan Allen trong Điểm + Đường (1985)

Donald Judd installation, Marfa, Texas

Người ta nói rằng Barnett Newman đã dùng một chuỗi mặt phẳng/ đường thẳng/ mặt phẳng để “bước ra khỏi những thúc đẩy của không gian lập thể và kết thúc ở đó.” Câu chuyện hội họa và điêu khắc của nước Mỹ thời hậu chiến phần nhiều là một câu chuyện về nỗ lực để tiến xa hơn giới hạn của cú pháp bố cục trong trường phái lập thể. Cụ thể là các nhà điêu khắc, làm việc dưới bóng râm của những thành tựu do chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng mang lại, nhận thấy rằng ngôn ngữ phức tạp của những mặt phẳng và mảnh vỡ hình học thừa hưởng từ những nghệ sĩ châu  u thời tiền chiến là chưa tương xứng với những tham vọng lớn lao của họ. Cũng xuất phát từ tình trạng khánh kiệt này mà trường phái tối giản ra đời giữa những năm 60. Robert Morris từ chối bố cục nhằm ủng hộ tiến trình, hay phê phán của Donald Judd về “sự tổ hợp của các thành phần” minh chứng cho một nỗ lực tạo ra mô hình hoạt động mới có thể sẽ đơn giản và gần gũi như hội họa trong những thập niên trước họ đã rất ngưỡng mộ. 

Đọc James Stirling: mặt cắt, kính đặc và đô thị hay là cuộc dạo chơi?

Trong số 8 kiến trúc sư được đề cập ở quyển sách mà "ai cũng biết là quyển nào đấy" của Rafael Moneo, James Stirling làm tôi bối rối nhất. Có lẽ là bởi vì tôi còn chưa quen với Hiện đại mới, hoặc có lẽ là do tôi gà mờ nhưng tiếp cận của ông ấy không quá đặc trưng, theo nghĩa là dễ khái quát quá làm thành đặc điểm. Cho nên, có một thời gian tôi thấy ngại phải nói về ổng. 

Chỉ đến một buổi khuya tối trời, ở trong tình thế "nguy cấp", tôi mới vỡ ra những phân tích của Moneo. Đặc biệt với câu chuyện mặt cắt. Mà tôi nghĩ đúng ra trong tình thế cụ thể của Stirling, có nên chăng gọi đó là tiết diện. Còn nhớ plug-in "follow me" dùng trong Sketch-up, nó gần giống với cách Stirling làm kiến trúc, ít nhất là ở trong giai đoạn đầu. Khi ông nghĩ rằng mình có thể làm mới Hiện đại bằng mặt cắt thay cho mặt bằng vốn vẫn được các nhà Hiện đại tận dụng triệt để. Thực tế là trước hiện đại thì chưa hề có phương pháp thiết kế bằng mặt bằng, các KTS thời trước thiết kế bằng các yếu tố kiến trúc và mặt bằng chỉ là sự thể hiện bản vẽ. Ngạc nhiên chưa? 

Trở lại với James Stirling và "mặt cắt" của ông ấy. 

Thành phố trôi lửng lơ

Muốn đọc Carlo Scarpa thì phải học lại về Venice. Không thể nhắc đến đàn ông mà bỏ qua quê quán của anh ấy. Điều này cũng tương tự với phụ nữ, trẻ em và cơ bản là mọi người. Lấy ví dụ như Las Vegas đối với Frank Gehry và Japan đối với hầu hết các KTS Nhật. 

Đối với thành phố trôi lửng lơ Venice, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng vì nó được "neo" vào mặt đất nhờ các cọc gỗ.  Không phải được gia nhiệt cưỡng bức YakiSugi, các cọc gỗ sồi tồn tại gần như là "vĩnh viễn" này không bị mục rửa là do được đóng dày đặc và cứng ngắc vào trong lớp đất thành những cụm cọc. Cứ vậy mà nó đã trải qua được hàng chục thế kỷ kể từ những ngày đầu người tị nạn di cư đến đây sau khi đế quốc La Mã hùng mạnh sụp đổ. 

Bramante - Seri Bê của Phục Hưng

Seri Bê của Phục Hưng, hiện giờ mới có 4 cái tên: Brunelleschi, Bramante, Borromini và Bernini. 

Cortile del Belvedere - Bramante

Nhắc đến Bramante sao cho dễ nhớ? Theo như Gombrich, Bramante là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng của Giáo hội Công giáo La Mã, sau đó là cuộc Cải Cách (Reformation) cuối TK16 đầu TK17. Cơ bản nằm ở tham vọng thể hiện trong bản thiết kế Đại giáo đường Thánh Peter của ông này đòi hỏi quá nhiều tiền của. 

Có một chuẩn mực nào cho tương lai?

Có nhiều hướng tiếp cận khi nói về tương lai, nhưng dù là khía cạnh nào chúng ta vẫn có xu hướng vạch ra những viễn cảnh hoàn hảo hơn thực tại. Ở phương diện nào đó, đây có lẽ là tín hiệu tích cực, nhưng suy cho cùng thì hoàn hảo là như thế nào, và liệu có một chuẩn mực nào để định nghĩa đầy đủ “tương lai hoàn hảo”?

Sống và chết trên con thuyền (p2)

Khi người Việt định cư trên đất liền, hình dáng con thuyền vẫn hiển hiện trong đời sống thường ngày. Ngôi đình mái lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút như con thuyền rẽ sóng vượt ngàn khơi. Ngôi nhà nóc oằn, mái túm trên trống đồng Đông Sơn là hình ảnh của một con thuyền úp ngược. Theo nhà khảo cổ V. Goloubew, nhà cổ của người Việt mang hình dáng con thuyền được nâng khỏi mặt đất (3). Con thuyền úp ngược cung cấp không gian cho sự cư ngụ và sinh sống trên mặt đất. Ở quy mô nhỏ hơn, đó là hình ảnh chiếc nón lá che chắn mái đầu trước thời tiết nắng mưa. Đường biên dưới mái nhà đánh dấu phạm vi ảnh hưởng và thuộc sự tư hữu của người chủ nhân. Trên hành trình di cư, nơi nào mái nhà của ta có thể lắp được và trụ vững, nơi đó trở thành vùng đất an toàn để sinh sống.  

“Vietnam” (Peter Schmid, Paradies im Drachenschlund : Reise durch Hinterindien, Java und Sumatra [1956])

Sống và chết trên con thuyền

Hai khả năng sinh sống thường được định nghĩa: sống định cư, ở yên một chỗ hoặc sống du cư, nay đây mai đó. Khi lối sống định cư với suy nghĩ “an cư lạc nghiệp” đã trở nên quen thuộc với con người hiện đại, lối sống du cư cùng khả năng vận động và thay đổi - điều dường như đã bị quên lãng - cũng cần được nhắc nhớ. 


Con phố trong ngôi làng ngập nước, Bắc Kỳ (L'Indochine en cartes postales: Avant l'ouragan, 1900-1920, Jean Noury [1999])

(P2) TRƯỜNG ĐIỀU KIỆN của Stan Allen trong Điểm + Đường (1985)

Những yếu tố đa dạng của kiến trúc cổ điển được sắp xếp vào trong những tổng thể nhất quán thông qua các hệ thống tỉ lệ hình học. Mặc dù tỉ lệ có thể được biểu thị bằng  số học nhưng các mối quan hệ được mong đợi cơ bản là hình học. Cách ngôn nổi tiếng của Alberti, “Vẻ đẹp là sự hòa hợp giữa các phần mà ở đó không gì có thể được thêm vào hay bớt ra” cho thấy lý tưởng về tính thống nhất hữu cơ trong hình học. Những quy ước kiến trúc cổ điển không những chỉ ra tỉ lệ của các thành tố đơn lẻ mà còn là mối quan hệ giữa những thành tố ấy với nhau. Những thành tố tạo thành những tập hợp để rồi làm nên những tổng thể to lớn hơn. Những quy luật khắt khe về đường trục, tính đối xứng, hay trình tự (sequence) hình thức chi phối cách thức tổ chức của tổng thể. Kiến trúc cổ điển cho thấy sự đa dạng quy luật này, nhưng nguyên tắc phân bố cấp bậc của từng thành tố trong tổng thể luôn không đổi. Những thành tố đơn lẻ vẫn giữ nguyên được trật tự cấp bậc bằng những mối liên hệ hình học mở rộng nhằm bảo toàn sự thống nhất toàn diện.

Great Mosque of Cordoda, Spain

(P1) TRƯỜNG ĐIỀU KIỆN của Stan Allen trong Điểm + Đường (1985)

Zaha Hadid, The Peak — Night, Hong Kong, 1990

"Trường miêu tả một không gian tạo bởi sự lan truyền, bởi những hiệu ứng. Nó chẳng bao hàm bất kỳ vật chất hay điểm vật liệu (material points) nào, thay vào đó là các chức năng, véc-tơ và tốc độ. Nó miêu tả các mối quan hệ cục bộ của những khác biệt ở bên trong các trường của sự cấp tốc, sự truyền động và của những điểm lao nhanh, trong một từ mà Minkowski gọi là thế giới." 

Sanford Kwinter, 1986

Dòng sông hay là con đường?

 

 Đường cao tốc trên cao Cheonggyecheon, Seoul xây dựng khoảng những năm 1970s, 
dưới thời kỳ độc tài Park Chung-hee. 

Không muốn bị sến, nhưng con đường thì có cá bơi chung như dòng sông không? 
[update: bây giờ đã có cá và người bơi] 




NGƯỠNG

Tôi vẫn luôn trở lại ngày hôm ấy 

không sao hiểu được

em 

làm cách nào 

đã bước được qua cửa? 


VƯỜN ĐÔNG

Khuya về trăng tỏ vườn đông 

Ngày tàn đã thở vào lòng từng cơn 

Đá nằm những mảnh thân trơn 

Bóng rung rinh lá như khơi chuyện trò 

Nụ hồng nghe thấy chợt lo 

Chẳng may quá trớn, thì to chuyện mình. 

Sáng ra có kẻ đưa tình 

Rào kia mở lối, cho mình gặp ta. 


NHẢY NHẢY NHẢY

Đừng tưởng chúng rầu rĩ 

Chúng đang nhảy ầm ĩ

Vòng cánh tay siết chặt 

Hát vang nào đi đi 


Qua hết ngày lại tháng 

Dầm kèo và đinh tán

Bật tắt không ngơi nghỉ

Những cái bóng thẳng hàng 


Nội rồi ba rồi tôi 

Những cột chống chẳng ngơi 

Một ngày xin nghỉ phép

Mỏi chân bó gối ngồi


Chỉ có những khoảng đen 

Trong nhà thôi cót két 

Như sáng hôm mẹ đi 

Lạnh qua khe cửa hẹp. 


VẬT VÔ THƯỜNG

Một cái ghế 

không đổi chân khi mỏi 

và chiếc giường dẫu mệt

chẳng khuỵu lấy một giây 


Nhưng chúng ta

trong sự bất ổn của giống loài thượng đẳng

gọi chúng là 

Đồ vô tri vô giác!

chỉ bởi vật đơn thuần bộc lộ 

bản chất mình ở sự im lìm

đầy ơn phước. 


Thậm chí khi bị moi ruột, 

tháo rời, 

vứt bỏ, 

nghiền nát

hay đối mặt với tội ác tái chế. 

Vật còn dễ chấp nhận hơn ta, 

trong cơn nóng giận 

của một cú đập bàn.


KHI TÔI CHẠM ĐẤT VỚI ĐÔI CHÂN TRẦN

Người ta bảo tôi

“Chân không chạm đất 

và bước đi trên những tấm sàn như thể dòng sông”


Như thể mây 

và núi

tôi sẽ nói leo vào

bởi trái đất này thực sự là nhà

vào vũ trụ giống như lên thành phố 


Một bước nhảy 

mặt trăng chào tôi tới

ướm thử chân 

vào dấu tích khổng lồ ngàn năm 

để cưu mang thiên tài

và hoàn tất công trình sáng tạo 

trong điệu nhảy các vì sao tinh cầu 


Kể từ đó 

khi chạm đất với đôi chân trần

trọng lực 

sàn gỗ

xi măng

gạch vụn 

thô ráp 

sần 

trơn 

một hai 

một

một 

tôi sẽ nhảy 

khi tôi chạm đất với đôi chân trần.


KẺ TRỘM THỜI GIAN

Một khung cửa xoay 

liệu có thể nào

trong tích tắc

trở về thời gian nó đã đóng khung

quy hồi 

Ngày hôm qua đã mất? 


Một tên trộm quèn 

hẳn phải tắt bóng nắng trên bậu cửa

Và hàng cây mắt lá xanh rì

mở trừng trừng

lẽ nào chẳng chứng kiến một giây? 


Ngày hôm qua đã mất 

phải chăng là thân thuộc 

bởi một tên trong bọn chúng ta 

Tôi hay nó? 

đã đang đứng ở đây

lại mơ về

một khung cửa sổ khác!