Hortus Conclusus - Khép mình để tìm kiếm vẻ đẹp nội tại

Tựa đề bài viết thoạt nghe qua có vẻ trừu tượng, nhưng đó thực chất là điều mà các Hortus Conclusus đã trải qua từ khi bắt đầu xuất hiện. Để có được một chỗ đứng riêng trong lịch sử kiến trúc, các Hortus Conclusus đã chắt lọc cho mình những tinh túy trong giới hạn cho phép. Hay nói cách khác, sự khép mình của không gian buộc con người phải sáng tạo để tìm tòi nét đẹp ẩn sâu bên trong cái giới hạn tưởng chừng như vô nghĩa, bí bách và không lối thoát.

Trước hết hãy cùng nhau làm rõ khái niệm Hortus Conclusus. Theo tiếng Latin, Hortus là vườn nói chung, hoặc sân chơi; Conclusus có nghĩa là vây quanh, bao bọc. Như vậy có thể hiểu Hortus Conclusus là một khu vườn khép kín, phân định không gian trong ngoài. Trong nghệ thuật của Cơ đốc giáo thời Trung cổ, hình ảnh khu vườn luôn xuất hiện với tường bao quanh, làm nổi bật sự thuần khiết của không gian bên trong. Nó cũng có thể là một phép so sánh với khu Vườn Địa đàng, là mảnh đất có thể tái hiện thiên nhiên và củng cố sự hiện hữu của con người.

Trong tác phẩm The Anunciation, Fra Angelico miêu tả 
cảnh truyền tin của Đức Mẹ trong một khu vườn. 

“CUỘC SỐNG LÝ TƯỞNG” Ở VƯỜN BA TƯ

 

Sự xuất hiện

Bằng chứng sớm nhất về các khu vườn Ba Tư được ghi lại tại khu vực Cung điện ở Pasargadae, vào khoảng năm 600 TCN đến những năm cuối cùng của triều đại Cyrus Đại đế (559-30 TCN). Ý tưởng của các khu vườn Ba Tư thuở sơ khai dựa trên quan điểm của Hỏa giáo (Zoroastrian) phân chia vũ trụ thành bốn mùa hoặc bốn yếu tố - nước, gió, đất và lửa. Khu vườn Ba Tư là biểu hiện của những giá trị và khái niệm tối cao, được ví như cầu nối giữa hai thế giới vật chất và ý nghĩa.

Sóng nước rốt cuộc là của ai?

Đã từ bao giờ hoa văn sóng nước và mây trời cũng như cách phối màu hoàng bào trở thành biểu tượng "độc quyền" của triều đại nhà Thanh? Bất kỳ ai có chút kiến thức lịch sử căn bản về Trung Quốc cũng thừa sức để nhớ lại xuất thân của triều đại nhà Thanh, đó là các bộ lạc Nữ Chân ở trên lưng ngựa. Một dân tộc có nguồn gốc du mục sao lại có thể xem sóng nước như một đặc điểm nhận dạng văn hoá? 

Thực vậy, quá trình "toàn cầu hoá" có niên đại từ hàng chục ngàn năm trước công nguyên (từ thời con người hãy còn nhiều lông) chưa bao giờ ngơi nghỉ và lãnh thổ các tộc người liên tục thay đổi. Để nói được rằng hoa văn này là của riêng một dân tộc và cái khác là "đánh cắp văn hoá", trước tiên ta phải chắc chắn được khả năng truy nguyên về gốc rễ của một dân tộc - tức là về con người đầu tiên. Và thành thực mà nói, trả lời được câu hỏi này cũng khó tương đương với trả lời câu hỏi về cội nguồn của ... sự sống. 

Chấp nhận được ý tưởng nói trên là bước đầu giúp đỡ chúng ta trong việc xem xét hoàng bào nhà Thanh như một thực thể văn hoá phản ánh quá trình phát triển nhận thức của triều đại này. Giống như thước phim tư liệu trình bày sự thật khách quan, triều phục và hoa văn trên nó với các chiều kích phi vật thể, không nên trở thành một đồ vật để chiếm hữu, và giữ làm của riêng. 

Chơi như Aldo van Eyck

 

Là một trong những kiến trúc sư hiện đại tiêu biểu của Hà Lan, không chỉ nổi tiếng với phong trào cấu trúc luận, Aldo van Eyck còn cho thấy khả năng thiết kế sân chơi “mát tay" với hơn 700 sân chơi trẻ em trong suốt quá trình làm nghề. Xây dựng cho thế hệ “baby boom” (1946 - 1964), trong đô thị Amsterdam hậu chiến đang được tái thiết với nguồn lực hạn chế, những không gian hoang phế được tái kích hoạt thành các sân chơi sử dụng “bộ công cụ” hiện đại. Bao gồm những vật thể cao thấp khác nhau, “bộ công cụ” của Aldo phát triển từ các khung hình học cơ bản (chữ nhật, hình cầu, hình chóp, nón cụt) với vật liệu dễ tìm (thép, bê tông, cát,...) Nếu như vị trí và hình dạng khu đất xây dựng sân chơi đòi hỏi các bố cục khác nhau, bộ công cụ với cấu trúc đơn giản và khả năng tổ hợp linh động cung cấp giải pháp cho sự đa dạng không gian cần thiết đó. Cộng thêm ưu điểm của sản xuất hàng loạt, những sân chơi kiểu Aldo van Eyck nhanh chóng “phủ sóng” thành phố Amsterdam giai đoạn 1947 - 1978.

Nghĩ về Isamu Noguchi và sự phiêu lưu

Phiêu lưu là gì? Với điêu khắc gia người Mỹ gốc Nhật Isamu Noguchi, có lẽ trải nghiệm này không chỉ gói gọn trong những năm bôn ba ở kinh đô nghệ thuật Paris, hay những chuyến du ngoạn sang Mexico và nhiều nơi khác trên thế giới. Theo từ điển Cambridge, “phiêu lưu” là một hoạt động bất thường, thú vị và có thể nguy hiểm, đặc biệt tạo ra sự phấn khích do một hoạt động như vậy tạo ra. Định nghĩa này có lẽ phù hợp khi nói về Noguchi và những chuyến phiêu lưu của ông trong nghệ thuật.

Isamu Noguchi

Mấy vấn đề về "site" Campo Marzio của Piranesi

Mấy ý nghĩ về "site" Campo Marzio, nằm ở phía Tây Bắc, phía ngoài tường Servain của Rome cổ đại. 

Campo Marzio, Piranesi

Doubled life


Tổ hợp nhà ở xã hội Gallaratesse nằm ở rìa, về phía Tây Bắc của thành phố Milan, nước Ý do Carlo Aymonino - một người cộng sản, chủ trì cùng với Aldo Rossi tham gia thiết kế. 

Hans Hollein's Model

 

ELEMENTS OF THE SCENARIO - Hans Hollein

Alexander Brodsky

 

                                Rotunda - Alexander Brodsky


Pavilion 101st km - Further and Everywhere - Alexander Brosky


Đào được củ Paper architecture này, khi nào có thời gian sẽ viết thêm nhỉ? 




Về cái tinh thần của Amateur

Landscape after Wang Meng - Xie Shicheng, 1517



Fuyang Cutural Complex - Amateur, 2016

Wang Shu xem bức thư hoạ Landscape after Wang Meng của danh hoạ Xie Shicheng như là một "văn bản có ý nghĩa đặc trưng", từ đó ông ấy rút ra được "ba phương pháp quan sát, ba điểm nhìn và ba tiến trình thời gian" dọc theo trục đứng của nó. Đầu tiên là ở phần phía dưới, nơi người ta thấy ngọn núi từ phía ngoài trong một giây phút ngưng đọng lạ thường; thứ đến là ở đoạn giữa, nơi mà người ta nhìn thấy ngọn núi từ bên trong một tiến trình thời gian liên tục; cuối cùng là phần phía trên, nơi được Wang miêu tả là "chúng ta ngoái nhìn [ngọn núi] một cách siêu hình học", từ một cảnh giới phi thời gian. Wang thừa nhận rằng kiến trúc của họ đồng thời nhằm tạo ra cấu trúc của trục đứng với các phương pháp quan sát, điểm đặt, và tiến trình thời gian. Trục đứng không hiển thị trực tiếp nhưng thay vào đó "được dựng trở lại trong ý thức của con người, sau khi họ trải nghiệm kiến trúc và nhiều lối đi giao cắt của nó", Wang viết. Nhận thức này, được ông ấy xem như là "trải nghiệm của tồn tại phía trong ngọn núi", là "hoàn toàn có tính thể xác"(completely bodily). 

Trích dịch từ "Concretizing an Interdependent Architecture" - Ruo Jia, Log 51

Walter Benjamin về kiến trúc

Kiến trúc đã luôn là bạn đồng hành của loài người từ thời nguyên thuỷ. Nhiều loại hình nghệ thuật đã phát triển và suy tàn. Bi kịch bắt đầu với người Hy Lạp, và tuyệt chủng với họ, và sau hàng thế kỷ chỉ có những "quy luật" của nó được hồi sinh. Sử thi, có nguồn gốc từ thuở các quốc gia còn sơ khai, hết hạn ở Châu Âu vào cuối thời Phục Hưng. Tranh panel là một sáng tạo của thời Trung Cổ, và chẳng gì có thể bảo đảm sự tồn tại không gián đoạn của nó. Kiến trúc chưa bao giờ mất đi giá trị của mình. Lịch sử của kiến trúc cổ xưa hơn bất kỳ môn nghệ thuật nào, và tác dụng của nó có ý nghĩa quan trọng đối với mọi nỗ lực thấu hiểu mối quan hệ của công chúng với nghệ thuật. 

Kiến trúc được tiếp nhận theo 2 cách: thông qua sử dụng và thông qua nhận thức - hay nói đúng hơn, bằng xúc giác và thị giác. Sự tiếp nhận này không nên được hiểu giống như sự tập trung có chủ đích của một du khách trước một công trình nổi tiếng. Về mặt xúc giác, không có đối chiếu để chiêm nghiệm về mặt thị giác. Sự tiếp nhận xúc giác đạt được không bằng cách chú ý nhưng bằng thói quen. Đối với kiến trúc, thói quen thậm chí quyết định rất nhiều đến cách tiếp nhận thị giác. Tiếp nhận thị giác, cũng vậy, vốn dĩ xuất hiện ít thông qua sự tập trung chăm chú nhưng nhiều hơn bằng việc nhận ra vật thể cách ngẫu nhiên. Chế độ tiếp nhận này, phát triển cùng với kiến trúc, trong những trường hợp nhất định đạt được các giá trị kinh điển. Những nhiệm vụ đặt ra cho bộ máy tri giác của con người trong những bước ngoặt của lịch sử không thể được giải quyết chỉ bởi phương thức thị giác, hay nói cách khác, bằng độc mỗi sự chiêm nghiệm. Chúng được thuần thục dần dần bởi thói quen, dưới sự hướng dẫn của sự tiếp nhận xúc giác. 

Trích dịch "The Work of Art in the Age of Mechanical Reproduction" - Walter Benjamin 

Giải "ngố" Metabolism với Hajime Yatsuka

Motomachi housing in Hiroshima - Massato Otaka 

1. Metabolism vs. Archi-technology

Metabolism được xem như một biểu hiện của archi-technology được phát triển sau Thế chiến thứ Hai. Các quốc gia Soviet dùng nó như một công cụ chính trị nhằm phục vụ công nghiệp hoá và đô thị hoá, "áp đặt sự đồng bộ và ngăn cản tính cá nhân như là một chủ nghĩa thẩm mỹ không hiệu quả". Trong khi đó tại Châu Âu, archi-technology với những đại diện như Yona Friedman hay Archigram đề xuất những tầm nhìn nghệ thuật "thoát khỏi thực tế của chủ nghĩa lịch sử của Paris hay sự đồng bộ của bối cảnh đôi thị London thời Victoria". Gần như là trong cùng một thời gian, Archi-technology được sử dụng với mục đích trái ngược nhau, bởi hai thể chế xung đột lẫn nhau.

Naguchi vs Hejduk

House of the Suicide and House of the Mother of the Suicide- John Hejduk, 1986 

 

The nine Floating Fountain - Isamu Naguchi, 1970





Ngày mai trời lại sáng - Anne Lacaton & Jean-Philippe Vassal


Hình ảnh chân thực/riêng tư

Những hình ảnh châu Phi, những ký ức trở lại: 

sa mạc, đất đai, đại dương, những vùng lãnh thổ bằng phẳng mênh mông

nơi mà công trình tồn tại ngắn ngủi, chóng qua bởi sức mạnh

của Tự Nhiên, và thường thiết thực. 

Những gặp gỡ, những vần thơ, những cảm xúc.

Những sự vật lạ thường, tấm nhựa phẳng trải trên nền đất

của đồng quê, những khu vườn bí mật, những thắm thiết, những thấu hiểu.

Xã hội đương đại vẽ trong mặt bằng của Kazuyo Sejima

Platform 2, Kazuyo Sejima

Louis Kahn đã phát biểu “mặt bằng là xã hội của các phòng" (Plan is the society of rooms). Nhà phê bình nghệ thuật của bảo tàng đương đại ở Kanazawa khi viết về Kazuyo Sejima trên El Croquis số 99 nhận định rằng “Một mặt bằng luôn phản ánh cái nhìn của một người (kiến trúc sư) về thế giới”. Nhìn vào những “lập trình" tân kỳ gây kinh ngạc trong mặt bằng của Sejima, đặc biệt là trong sự chối bỏ hệ lưới lý tính của chủ nghĩa hiện đại, ta có thể “đọc” được hình ảnh của một xã hội tiêu thụ trong dòng chảy thông tin ồ ạt. Ở đó, hạt nhân của xã hội không còn là “gia đình truyền thống" nhưng là các cá nhân. Không còn ở trong mối quan hệ có tính cộng đồng được quy tụ bởi chủ nghĩa nhân văn, các cá nhân là những mảnh vỡ khác biệt bị ném thô bạo vào trong những dòng chảy.

Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (cuối)

V. 

Đôi khi chúng ta tìm thấy mình trong sự tồn tại của một hình thức dẫn dắt và bao bọc những giấc mơ thuở ban đầu của chúng ta. Với người hoạ sĩ, một cái cây được tổ chức trong sự tròn của nó. Nhưng một nhà thơ tiếp tục giấc mơ từ bên trên (higher up). Anh ta biết rằng khi một vật trở nên cô lập, nó trở nên tròn, giả định một hình dạng của tồn tại đổ dồn vào chính nó. Trong bài thơ Poèmes francais của Rilke, đây là cách mà một cây óc chó sống và thu hút sự chú ý. Ở đây, lần nữa ở quanh một cái cây đơn độc, là trung tâm của thế giới, cái vòm của bầu trời trở nên tròn, trong mối tương quan với quy luật của thi ca vũ trụ. 

Ở trang 169 của tuyển tập này chúng ta đọc thấy:

Cây luôn ở trung tâm 

Của mọi thứ xung quanh nó

Cây nuôi dưỡng  

Đại vòm của thiên đường. 

Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (IV)

IV.

Tôi muốn nêu một ví dụ của một hình ảnh nằm ngoài mọi ý nghĩa thực tế, không có tính tâm lý lẫn phân tâm học. 

Không chuẩn bị cho chúng ta, hệt như khi xem xét bản tính tuyệt đối của hình ảnh, Michelet nói rằng “một con chim gần như hoàn toàn hình cầu". Nếu ta bỏ đi “gần như", chữ này vô dụng trong việc điều hoà đẳng thức (moderates the formula uselessly), và là sự nhượng bộ cho một quan điểm đánh giá trên phương diện hình thức, ta có được sự tham dự rõ ràng vào trong nguyên tắc “tồn tại tròn" của Jaspers. Một con chim với Michelet là tròn đặc, nó là cuộc đời tròn, và trong một vài dòng, nhận xét của ông ấy cho nó ý nghĩa của mô hình tồn tại (model of being). “Con chim, gần như hoàn toàn hình cầu, rõ ràng là đỉnh cao siêu phàm và thần thánh của sự tập trung sống (living concentration). Người ta không thể nhìn thấy, hay tưởng tượng, một mức độ thống nhất nào cao hơn. Sự tập trung quá độ (excess of concentration), cấu thành nên sức mạnh cá thể to lớn của con chim, nhưng điều này ám chỉ tính đơn nhất cực kỳ cao của nó, sự cô lập, sự yếu đuối xã hội”. 

Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (III)

III. 

Không nghi ngờ gì những nhận xét mở đầu này nặng trĩu triết lý tiềm ẩn (implicit philosophy). Dù vậy tôi cảm thấy mình bắt buộc phải nói qua vì chúng phục vụ cho tôi, và bởi vì, cũng thế, một nhà hiện tượng học phải nói mọi thứ. Chúng đã giúp tôi “giải-triết lý hoá", nhằm xa lánh sự quyến rũ của văn hoá để đặt bản thân mình ngoài rìa những niềm tin đạt được thông qua tra vấn triết lý dai dẳng về chủ đề suy tư khoa học. Triết học làm cho chúng ta nhanh chín, và kết tinh chúng ta trong trạng thái trưởng thành. Làm cách nào, thế thì, không cần phải “giải triết lý hoá" bản thân, liệu chúng ta có thể trải nghiệm cú sốc đã được nhận từ những hình ảnh mới, những cú sốc luôn là hiện tượng của một tồn tại tươi trẻ? Khi ở vào độ tuổi để tưởng tượng, chúng ta không thể nói làm cách nào hoặc tại sao chúng ta tưởng tượng. Vì thế, khi ta có thể nói ta tưởng tượng cách nào, khi ấy ta ngừng tưởng tượng. Vì thế, ta phải giải-trưởng thành (dematurize) bản thân. 

Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (II)

II. 

Trước khi cung cấp thêm ví dụ, tôi tin rằng nên giản lược một từ trong công thức của Jaspers, nhằm làm cho nó tinh tuyền hơn một cách hiện tượng học. Vì thế, tôi sẽ nói rằng: das Dasein ist rund, tồn tại là tròn. Bởi khi giữ dường như tròn là giữ lại cặp đôi của tồn tại và vẻ ngoài (appearance), trong khi ta có ý là toàn bộ tồn tại ở trong sự tròn của nó. Trên thực tế, nó không phải là câu hỏi của việc quan sát, nhưng của trải nghiệm tồn tại trong sự gần gũi của nó. Sự chiêm nghiệm đầy đủ sẽ chia thành tồn tại quan sát (the observing being) và được quan sát (being observed). Trong phạm vi hạn chế chúng ta đang làm việc, hiện tượng học phải bỏ đi mọi trung gian, mọi chức năng phụ. Rốt cuộc, nhằm đạt được sự tinh tuyền hiện tượng học lớn nhất, chúng ta phải tước bỏ khỏi công thức của Jaspers mọi thứ có thể che đậy giá trị bản thể học của nó. Điều kiện này là cần thiết nếu công thức “tồn tại là tròn" trở thành một công cụ cho phép chúng ta nhận ra tính ban sơ (primitivity) của những hình ảnh nhất định của tồn tại. Tôi nhắc lại, những hình ảnh của sự tròn đầy giúp ta tập trung tư tưởng, cho phép ta trao bản hiến pháp ban đầu (confer an initial constitution) cho chính mình, và khẳng định tồn tại của ta một cách mật thiết, bên trong. Bởi vì khi nó được trải nghiệm từ bên trong, không có những yếu tố bên ngoài, tồn tại không thể là gì khác ngoài tròn.

Hiện tượng học của sự tròn - Gaston Bachelard (I)

I. 

Khi các nhà siêu hình học phát biểu một cách ngắn gọn, họ có thể tức thời đạt tới một sự thật, một sự thật vào thời điểm nào đó trong tương lai sẽ được chứng minh. Những nhà siêu hình học, vì thế, có thể được so sánh và gán ghép với nhà thơ, người có khả năng trong một câu thơ cho thấy một sự thật liên quan đến con người nội tâm. Phát biểu ngắn gọn sau đây được trích từ tập sách đồ sộ có tên Von der Wahrheit (tr.50): “Jedes Dasein scheint in sich rund" (Mọi tồn tại dường như đều tròn trong chính nó). Để củng cố cho sự thật không có căn cứ của nhà siêu hình học, tôi sẽ giới thiệu một số các văn bản được hình thành trong những trường tư duy tất cả đều xuất phát từ một nguồn khác với tư duy siêu hình học. 

Chủ nghĩa hiện đại hay là thơ tình bản địa?


Hansaviertel Apartment House, Alvar Aalto

Các nhân vật chủ chốt của thời kỳ hiện đại luôn vượt ra ngoài khuôn khổ thời đại cưu mang họ, luôn tươi mới mỗi lần ta quay lại. Với tựa đề trên, nhân vật mà tôi muốn đề cập là Alvar Aalto. Trong “bộ ba” cùng với Le Corbusier và Mies Van der Rohe, Alvar Aalto dường như là nhân vật ít hùng biện nhất. Và khi có cơ hội để làm điều đó, ông lại phó mặc hoàn toàn cho sự dẫn dắt của một đối tượng vô hình, trừu tượng nằm ngoài khuôn khổ của logic, hoặc có thể biện giải được, như những điều ông đã chia sẻ trong tiểu luận “Cá hồi và dòng chảy". 

Có những sự việc khá thú vị được tiết lộ trong quyển “Heidegger for architects" của Adam Sharr, liên quan đến Le Corbusier và Alvar Aalto. Chuyện kể rằng Martin Heidegger đã có dịp ghé thăm Ronchamp, nhưng ông chẳng tìm thấy ở công trình của Le Corbusier hấp lực đặc biệt nào. Ngoại lệ kiến trúc của triết gia này lại chính là Alvar Aalto. Heidegger đã chủ đích liên lạc với Aalto, khi biết người kiến trúc sư giữ ấn bản “Xây, ở, suy tư” trên bàn làm việc. Tiếc thay, cuộc gặp trên đã không thể diễn ra vì cái chết đột ngột của Alvar Aalto, và 15 ngày sau đó đến lượt Heidegger tạ thế (!). Thành thực mà nói, tôi không hề ngạc nhiên với “gu" của Heidegger, tôi chỉ ước giá như Heidegger cũng đã đến cả công trình của Mies nữa. Bởi vì, ở Mies và Aalto có nhiều điểm tương đồng hơn là sự đối lập, hoàn toàn khác cái vẻ ngoài công trình họ đề xuất. 

"Thơ" của Lina Bo Bardi

 Một bài thơ thì ngắn gọn, cô đọng và khúc chiết, không thể tìm thấy từ dư thừa, câu bị lặp hay những đoạn vô nghĩa. Kiến trúc có thể trở nên như thi ca, một thứ thi ca khúc chiết. 

- Lina Bo Bardi 


<Sự khúc chiết, cô đọng>

Kiến trúc của Lina Bo Bardi khúc chiết, cô đọng. Biểu hiện trong công trình ở khả năng của chúng cho phép ta ngay lập tức nắm bắt được cái Gestalt thị giác, một hình ảnh tổng quát của công trình. Kết cấu kinh điển của Sao Paulo Museum of Art treo toàn bộ khối nhà dài 70m cao 2 tầng bởi hệ cột bê tông liền dầm thống nhất trong màu sơn đỏ nổi bật chưa bao giờ làm người ta hết kinh ngạc bởi chất thơ của nó mỗi lần trở lại. Không chỉ xuất phát từ sự choáng ngợp với khả năng đưa ra một giải pháp thông minh của người kiến trúc sư cho không gian công cộng hay sự tiến bộ của kỹ thuật xây dựng cho phép một kiệt tác đô thị như vậy xảy ra, chất thơ của công trình cảm thán sự giản đơn đến cực đoan, ngấm ngầm che giấu những thao tác vô cùng phức tạp và tinh vi trong xử lý lẫn quản lý công trình. Sự giản đơn, mạch lạc này tiếp tục được tìm thấy trong nhà ở Valeria Cirell hay nhà nguyện Santa Maria dos Anjos qua hình vuông hiện đại trong mối quan hệ có ngụ ý đối lập với kiến trúc bản địa bằng không gian hàng hiên. Trong khi đó, nhà thờ Espirito Santo de Cerrado tổ hợp các hình tròn được tái khám phá trong mối quan hệ với các thành tố kiến trúc cơ bản là cột và tường. Tinh thần hiện đại của Lina cho phép công trình bộc lộ tính kiến tạo của nó hoàn toàn không che giấu, và dầu có được phủ lớp áo vật liệu truyền thống cũng không thể hiện gì nhiều hơn là chính nó. 

Khu vườn như là căn phòng ở ngoài được điều hoà

Casa en Prosida, Bernard Rudofsky (1938)

Trích dịch The conditioned outdoor room, trong Behind the picture window - Bernard Rudosky, tr. 157. 

Trong một ngôi nhà-vườn được bố cục tốt, người ta có thể làm việc và ngủ, nấu và ăn, rong chơi và lười nhác. Không nghi ngờ gì, điều này nghe có vẻ bề ngoài đối với người ở kinh niên trong nhà và cần phải được làm rõ.  

Mies Van der Rohe và Lacaton Vassal

Đem đặt cạnh nhau hình ảnh hai mặt tiền có nhiều điểm tương đồng này có thể gây hiểu lầm rằng tôi đang ám chỉ sự tương tự trên phương diện hình thức giữa hai công trình. Về cơ bản cũng không sai, nhưng làm vậy vốn dĩ không có nhiều ý nghĩa, bởi lẽ cả Mies lẫn Lacaton Vassal chưa bao giờ bận tâm đến hình thức của công trình. Điểm chung giữa họ là xuất phát từ không gian và kết thúc luôn ở đó mà vì thế mặt đứng hay vẻ bề ngoài chỉ đơn thuần là kết quả hiển nhiên của sự tổ chức bên trong.  

Kiến trúc như là thiên nhiên mới

 Một trong những làn sóng gây ảnh hưởng và sôi nổi của kiến trúc trong thời đại này là kiến trúc sinh thái hay kiến trúc xanh đang tạo ra những tác động nhiều chiều trong đời sống đô thị. Sự xuất hiện ồ ạt của chúng bắt nguồn từ quang cảnh nhộn nhịp của những hoạt động vì môi trường từ những năm 60 - 70, song hành với việc lên án chủ nghĩa hiện đại. Xét về bản chất, những đòi hỏi trong việc thay đổi tư duy trước sự thay đổi của xã hội là đòi hỏi hiển nhiên và cần kíp cho sự tiến bộ. Tuy nhiên, bảo tồn thiên nhiên hay bảo vệ môi trường không nên được thực hiện theo kiểu mục vụ, tức là mô phỏng hành động của người khác trong niềm tin mù quáng. Trường hợp này thể hiện qua tâm lý “mô phỏng tự nhiên" của công trình kiến trúc, một trong những biểu hiện bề ngoài thường thấy là sử dụng vật liệu tự nhiên khai thác vô tội vạ từ thiên nhiên hay nỗi ám ảnh phủ xanh mọi bề mặt công trình. 

Không gian ở giữa

“Chúng tôi đi qua một vùng trung tính ngay trước khi đến Arsenal, vài phố vắng hoe đến mức ta phải tự hỏi liệu có người sống ở đó hay không". 

- Patrick Modiano, Ở tiệm cà phê của tuổi trẻ lạc lối. 


Khoa học hiện đại kể từ thời Rene Descartes ở thế kỷ 17 đã biết đến nhị nguyên luận. Đó là học thuyết của việc sắp xếp các thực tại về hai cực đối lập, tinh thần và vật chất, âm và dương, chủ thể và đối tượng, tự nhiên và nhân tạo, ngày và đêm, thiện và ác … Các cặp phạm trù ở trong tâm thế cực đoan của việc triệt tiêu lẫn nhau, của mối quan hệ “hoặc là … hoặc là …”, giữa tồn tại và không tồn tại, sống và chết. Đến thế kỷ 18, triết gia Immanuel Kant phát biểu về thuyết bất khả tri cung cấp khả thể của việc không thể tri biết được có thể tương thích với cả hai cực đối lập, giữa duy tâm và duy vật, giữa hữu thần và vô thần, duy nghiệm và duy lý … Điều này cũng có nghĩa là chúng ta được cho phép cư ngụ trong vùng ở giữa. Khu vực mà ở đó các tồn tại có thể tạm thời được trì hoãn khỏi việc định danh hay định tính. Khu vực cho phép xuất hiện cả mối quan hệ “vừa là … vừa là” lẫn “không là … không là…”. Với nhà văn Pháp Patrick Modiano, đó là những “vùng trung tính" của đô thị, những không gian chuyển tiếp, ở “ngưỡng" của các thực tại đã được định ranh và gọi tên. Wolfram Nitsch trong tiểu luận No man’s land - Poetics of a neutral zone đã nêu nhận xét về những “vùng trung tính" ấy như sau ”Trôi dạt vào một vùng trung tính gợi nhắc đến con đường ở giữa hai đường biên giới đồng nghĩa với việc tạm trú ở đó một lúc, nhưng đôi khi đồng nghĩa với việc lạc lối ở đó mãi mãi".

Một ngôi nhà

“Sinh ra trong một gia đình ...” là lối mở đầu quen thuộc vẫn thường xuyên được sử dụng nhằm phần nào “phơi bày" căn tính của một cá nhân trong cộng đồng xã hội. Ở một chiều kích khác, “sinh ra trong một ngôi nhà …” dường như là góc nhìn ít được suy xét, đôi khi dễ dàng bị lướt qua bởi vì quá trình đồng hoá, đơn giản hoá cái tinh thần và vật chất làm một. “Sinh ra trong một gia đình tiểu tư sản …” không có nghĩa khái quát hoá là sinh ra trong một ngôi nhà hai tầng trên một con phố buôn bán sầm uất với tầng trệt dành riêng cho chức năng kinh doanh. Việc xem xét một cá nhân, trong mối quan hệ với ngôi nhà đầu tiên có ý nghĩa lớn bởi vì đó là “ngôi nhà không thể quên được" của anh ta hay cô ấy. Nhưng điều này còn có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân kiến trúc sư, bởi có lẽ trong suốt cuộc đời mình, người kiến trúc sư chỉ thiết kế một ngôi nhà duy nhất.