Kiến trúc sư

Tôi tin rằng phải mất nhiều thời gian để trở thành một kiến trúc sư; mất nhiều thời gian để trở thành người kiến trúc sư của khao khát trong ta. Bạn có thể trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp chỉ qua một đêm. Nhưng mất nhiều thời gian hơn thế để cảm nhận tinh thần của kiến trúc mà từ đó ta dâng hiến. 

Và người kiến trúc sư thì ở đâu? Anh ta ở ngay đó; anh ta là người chuyên chở vẻ đẹp của không gian - ý nghĩa đích thực của kiến trúc. 

- Louis Kahn 

1. Chữ architect có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, được ghép từ arkhi (master/chief, thầy) và tekton (builder, thợ xây). Trong tiếng Việt, từ thợ cả phù hợp với nghĩa này. Nhưng dịch thoáng đi thì architect có thể được hiểu là người đã thuần thục nghệ thuật xây dựng, hay một bậc thầy xây dựng. Từ này đã được sử dụng rộng rãi cùng với sự phát triển của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại nhưng bị mai một trong thời Trung Cổ bởi sự thống trị của các dân tộc man di phương Bắc. Mãi đến khi Phục Hưng ở Ý tìm cách khôi phục các giá trị của nền văn minh Hy La, chữ này mới được sử dụng lại và từ đó phát triển rộng rãi. 

Tự trị

1. 
Với chủ đề trước, chúng ta đã kết thúc bằng việc đề cập đến một “Khả thể kiến trúc tuyệt đối". Ở đó, thông qua việc xác định hình thức, tính chính trị của đô thị cũng được xác định. “Kiến trúc tuyệt đối” theo kiến giải của Pier Aureli, là “biệt lập" hay “tách biệt" hoàn toàn. Và vì thế mà nhờ đó đô thị như là tổ hợp của các thành phần kiến trúc “tự trị". 

Khả thể cho một kiến trúc “tự trị" như thế giữa “sự hỗn loạn" (chaos) phải chăng cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa không tưởng? Mà trong đó, khả thể (possibility) chính nó dường như mang tính ý hướng, viễn tượng hơn là một khẳng định chắc chắn?

Đô thị

Tình trạng đô thị ngày nay dường như đã vượt qua tầm kiểm soát của người kiến trúc sư. Khả năng quản lý cái biểu hiện vật chất đô thị thể hiện qua thực hành kiến trúc chỉ còn là ảo tưởng?

Sự bất lực của các kiến trúc sư trong đô thị học đã manh nha từ những năm 1930 ở thế kỷ trước, những đồ án “không tưởng" như Broadacre của Frank Lloyd Wright hay The Radiant City của Le Corbusier bị chối bỏ cho thấy thái độ của xã hội đối với những áp đặt toàn diện và lý tính trên một phạm vi rộng lớn. Nội dung phê phán này cũng được đề cập trong Collage City của Colin Rowe. Chính vì tình thế đô thị phức tạp mà Rowe đã đề xuất sử dụng một kỹ thuật có tính trung lập lý tưởng bằng cách tổng hợp hình thức của “giàn giáo (scaffold) và vật trưng bày, cấu trúc và sự kiện, cái lý tưởng và thực nghiệm, để đạt được, nói một cách ngắn gọn, cả cái tự trị và đa chất của hình thức kiến trúc - được hiểu trên hết như là dấu hiệu và củng cố của bản thân văn hoá” (1). Một cách tiếp cận có thể nói là rất hậu hiện đại, thể hiện qua việc kết hợp hai khái niệm scientist và bricoleur của nhà nhân học cấu trúc Levi-strauss. 

Chương trình

Cuộc thi thiết kế Park la Villette ở Paris năm 1982 có ý nghĩa lịch sử đối với kiến trúc. Đó là một cuộc “tái lập trình" kiến trúc, một cách trùng hợp, thể hiện qua hai đồ án do Rem Koolhaas và Bernard Tschumi thực hiện. Bernard Tschumi giành phần thắng chung cuộc và phương án được triển khai nhưng trên thực tế, đồ án của Rem Koolhaas để lại dư âm mạnh mẽ. 

Hai đồ án phản chiếu lẫn nhau, chúng bổ sung và mở rộng lẫn nhau. Đó có thể xem như sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc cũng có thể đó là một sự kiện tiền định sẽ xảy ra trong giai đoạn cụ thể đó của lịch sử kiến trúc. 

Mô hình

Ghi chú về:
Kiến trúc như là mô hình 

- Khác biệt lớn nhất của một mô hình với công trình thật là ở sự gần gũi của chúng với người thiết kế. Các công trình, trong hầu hết những trường hợp, không thuộc sở hữu của kiến trúc sư, mô hình thì có. 

Bản vẽ là một cuộc trò chuyện

Tỉ lệ là tất cả của cuộc trò chuyện thông qua bản vẽ. Yếu tố trừu tượng và vô hình này quyết định mối quan hệ của một cá nhân đối với công trình. Người kiến trúc sư chọn lựa tỉ lệ cho từng đối tượng đối thoại của mình, vì nó tương ứng với khả năng tri biết trong phạm vi mà tỉ lệ nội hàm. Sử dụng tỉ lệ quá nhỏ không thể cho thấy những mối liên hệ tiềm ẩn giữa các thành phần, giống như một buổi chuyện phiếm không có vấn đề nào được giải quyết. Cũng vậy, tỉ lệ quá lớn chẳng mang lại ích lợi gì cho người đối thoại với phạm vi quan tâm bao quát, ngoài việc biến cuộc nói chuyện trở thành nơi phô diễn kiến thức của người kiến trúc sư.

Không - Thời gian

“Căn phòng ông sống là không gian đáng mơ ước, và các bức tường của nó giống như làn da của một cơ thể thứ hai ôm quanh anh, như thể cơ thể chính anh đã được chuyển hoá trở thành trí óc, một thứ khí cụ của thứ suy nghĩ tinh khiết nhất”- Khởi sinh của cô độc, Paul Auster.

“Đáy đĩa mùa đi lượng hải hà" - Nguyễn Xuân Sanh 

1.
Suy cho cùng, không gian là vô tận. Cái mà chúng ta tri kiến được phải chăng là những tập hợp các chứa đựng hữu hạn mà vấn đề nằm ở sự thay đổi trường nhìn qua đó biên giới có thể mở rộng ra mãi. Đó là điều đã được thể hiện bằng hình ảnh qua phim ngắn The Power of Ten của nhà Eames. Với việc lần lượt hiệu chỉnh trường nhìn theo luỹ thừa cơ số 10, cái mà chúng ta gọi là không gian đã trở nên khả thể của một mặt phẳng trải đến vô tận. 

Ánh sáng - Bóng tối

 “Lẽ thường cho chúng ta biết rằng cuộc tồn sinh của chúng ta không là gì ngoài một khe sáng rất hẹp giữa hai thực thể bóng tối”
- Vladimir Nabokov

“Đầu tiên chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu và giống như những nhân vật trong cơn mộng mị sống cuộc đời của chúng trong sự hỗn loạn và bối rối. Chúng không biết gì về ngôi nhà gạch đầy nắng, chúng sống dưới mặt đất như những con kiến bận rộn trong những hang động sâu hút khỏi ánh mặt trời” 
- Aeschylus.

1.
Không biết tự bao giờ, ánh sáng và bóng tối đã hình thành mối quan hệ có tính biện chứng mà ở đó sự vắng mặt của cái này là tiền đề cho sự tồn tại của cái còn lại. Mối quan hệ này theo dòng lịch sử bị đẩy lên đỉnh điểm thù địch khi mà văn hoá nhân loại khoác chiếc áo bào lấp lánh của khôn ngoan, văn minh, tri thức lên ánh sáng, cùng lúc đó, bao phủ bóng tối bằng những tội lỗi, và cái ác.

Trong - Ngoài

Không giống như những thứ được sinh ra từ lòng đất mẹ. Một công trình được dựng nên đã là sự cưỡng bức. Những chiếc cọc nhồi nén chặt vùng đất vốn tự do … bê tông cốt thép chiếm chỗ của những sinh vật quen ẩm ướt và bóng tối … khu đất bị buộc vào trong mối liên hệ cộng đồng khiên cưỡng qua những đường ống kỹ thuật đô thị. Ngay đến không khí của một công trình, chúng rất khác biệt với không khí của một bãi đất trống đã từng hiện hữu. Một cái gì đó rất xa lạ mà người ta thực sự cần thời gian để thích nghi. 

Có phải vì từ trong bản chất đã là thành tố ngoại lai mà công trình luôn trong một mối quan hệ biện chứng với bối cảnh, như khái quát của Nicola Russi về chủ nghĩa hiện đại “kiến trúc đã luôn tự cấu thành bản thân nó trong sự đối lập với phông cảnh, vì thế mà tạo ra một mối quan hệ biện chứng (dialectical) giữa kiến trúc và bối cảnh mà đôi khi trở nên một dạng áp chế của cái này lên cái kia”(1) hay với Le Corbusier.  “Ngôi nhà là một sự khẳng định của con người trong sự đối đầu (in the face) với tự nhiên; cảnh quan được đóng khung bằng những cây cột và qua ô cửa, như là một sự trình diễn (spectacle)” (2). 

Stigmatization of St. Francis Asisi - Giotto di Bondone (1295 -1300)

Saint Francis Receiving the Stigmata (Giotto) - Wikipedia

Giotto di Bondone kể câu chuyện cuộc đời của Thánh Francis thành Asisi. Bức tranh lớn miêu tả cảnh Thánh Francis nhận dấu Thánh trong khi cầu nguyện trên núi Alvanor, ba bức nhỏ còn lại lần lượt miêu tả Francis trong nỗ lực dựng lại ngôi nhà thờ sụp đổ bên cạnh giấc mơ của Đức Giáo Hoàng Innocent Đệ Tam, Đức Giáo Hoàng chuẩn tắc cho việc lập dòng Francis, và Thuyết giáo chim bồ câu. 

Angel Still in the Dark - Paul Klee (1939)


Paul Klee - Engel, noch tastend ... | Paul klee, Paul klee art, Art

Nói về đôi mắt của thiên thần, trong hoạ phẩm Angel Still in the Dark của Paul Klee:

Self-portrait in a Convex Mirror - Francesco Mazzola il Parmigianino (1523- 1524)

Франческо Пармиджанино. Обсуждение на LiveInternet - Российский ...




Toàn bộ bức ảnh, cái thế hướng về phía trước của cơ thể, đâu đó giữa tự vệ và chào đón. Sự biến dạng tạo ra bởi các thấu kính đã lọc qua chân dung.

St. Jerome in his study - Antonello Da Messina (1474-1475)

St. Jerome in His Study (Antonello da Messina) - Wikipedia

Bức St. Jerome in his study là một bức vẽ nhỏ của nghệ sĩ vùng Sicily -nước Ý Antonello da Messina, có niên đại khoảng 1474-1475.

Trọng Lực

 “Là một kiến trúc sư bạn dành cả đời mình để chiến đấu chống lại trọng lực.”
- Renzo Piano

Một mặt, trọng lực là sự cưỡng bức: buộc vật chất phải hướng vào trung tâm của trái đất; mặt khác, trọng lực lại cho phép con người di chuyển một cách thoải mái trên một bề mặt nằm ngang và giúp cho cấu trúc ổn định tại một vị trí. Kết quả là, trong vai trò của kiến trúc sư, “ bạn dành cả đời mình để chiến đấu chống lại trọng lực. Nó là thứ lực cứng đầu nhất của thiên nhiên" theo lời của Renzo Piano . Nhưng ở một phương diện khác, chúng ta lại muốn khẳng định sự có mặt của trọng lực, như sự đảm bảo cho tính ổn định và vững bền của công trình.

Âm thanh

“Đứa trẻ trong bóng tối, bị nỗi sợ kiềm chặt, tự trấn an mình bằng cách ngâm nga. Nó bước đi và ngập ngừng trong lời hát. Bị lạc, nó tìm kiếm chỗ trú ẩn, hoặc cố gắng hết sức định vị nó bởi những bản nhạc ngăn ngắn. Bài hát như là bản phác thảo về một trung tâm yên bình và ổn định, trong tâm bão của những hỗn loạn. Có lẽ đứa trẻ dừng lại trong lúc hát, gấp gáp hoặc chầm chậm nhịp điệu của nó. Nhưng bài hát bản thân nó là một sự ngắt quãng: nhảy từ chỗ hỗn loạn đến khởi đầu của trật tự ở trong sự hỗn loạn và đối mặt với mối nguy bị tan vỡ bất kỳ lúc nào”. 
- Felix Guattari & Gilles Delleure, A thousand Plateaus. 

Âm thanh có những tính chất đặc biệt. Âm thanh chảy quanh những chướng ngại, thâm nhập mà không cần được cho phép. Cũng vì vậy mà trải nghiệm thị giác không đồng nhất với trải nghiệm âm thanh. Trong khi, trải nghiệm thị giác bị hạn chế bởi giới hạn vật lí, trường nhìn, tính chủ định của người quan sát và ,vì thế, là đơn nhất. Âm thanh, trái lại, là một trải nghiệm tổng hợp bởi tính chất ép buộc của nó. Ta không thể từ chối âm thanh của một tiếng rao, ví dụ thế.

Bầu khí

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
-  Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long hoài cổ. 

Khí, bầu khí, hay không khí dường như không phải là một khái niệm xa lạ với đời sống Á Đông vốn luôn được khắc hoạ dưới nhãn quang Tây phương bằng khói tỏa, sương mù của huyền hoặc. Vẽ một bức tranh thuỷ mạc, danh hoạ Thẩm Tông Khiên căn dặn hậu thế phải để mắt xem chừng những nét đóng và khoảng mở để “dòng khí" không ngừng dịch chuyển và điều hoà. Nhờ đó, mà bức tranh tránh được kết cục của một đống hỗn độn các điểm sáng tối.

Sự trang trí

Tôi vẫn thường thắc mắc tại sao những công trình của Louis Sullivan - “cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại" lại có các hình thức trang trí ở mức biểu hiện cao đến thế. Điển hình là Guaranty building ở New York. Một “đặc sản” cao tầng tiêu biểu cho đô thị tư bản, mang vẻ ngoài điển hình kiến trúc được dựng nên từ các phương vị ngang và đứng. Cũng chính nơi đây tìm thấy các trang trí bề mặt bằng chạm nổi đất nung, ở trong mối quan hệ mật thiết với kết cấu công trình đến nỗi tựa hồ như chúng là một cơ thể sống động. Chẳng phải Louis Sullivan là người đã phát biểu rằng “form follow functions" hay sao?

Quả đúng Sullivan là tác giả của cả công trình lẫn phát biểu anh vừa nêu. Nhưng mâu thuẫn không nằm ở chỗ Sullivan, và nếu như chúng ta tiến vào xem xét tỉ mỉ. Thực tế là, Sullivan ủng hộ chủ trương cho một khả thể kiệt tác kiến trúc hoàn toàn vắng bóng trang trí. Nhưng đồng thời, ông cũng khăng khăng rằng không thể tách rời kiến trúc với trang trí của nó nếu như tổng thể hài hoà là kết quả của các tính toán cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng (1). 

Hình thức - công năng

Critoboulus: Ta biết rằng, dù sao đi nữa, một tấm khiên được gọi là đẹp, cũng như thanh gươm hay chiếc giáo. 
Socrates: Làm sao như thế, những vật mà anh kể trên nào có giống gì nhau, vậy mà chúng đều được xem là đẹp hay sao?
Critoboulus: Nếu như, nhờ bởi thần Zeus, chúng được tạo tác hướng đến hoàn thành nhiệm vụ mà qua đó ta cầu viện chúng, hoặc nếu về bản chất chúng đáp ứng được nhu cầu của ta, vậy thì hết thảy chúng đều được xem là đẹp đẽ. 
- trích Symposium, Xenophon 

Xem ra mối quan hệ phức tạp giữa hình thức và công năng không hề là đặc thù riêng của ngành kiến trúc. Nó đã được đem ra thảo luận từ những ngày đầu tiên của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. 

Đúng thế, và dẫu cho sau đó, cuộc tranh luận có kết thúc bằng phần thắng nghiêng về Socrates khi ông tự nhiễu nhại vẻ đẹp của mình, với đôi mắt lồi mà ông cho rằng sẽ giúp nhìn rõ hơn những vật ở biên cũng như đôi môi dày sẽ giúp ông hôn giỏi hơn, để chỉ ra lỗ hổng trong lập luận của Critoboulus. Thì cuộc tranh luận này vẫn tiếp diễn, mà đỉnh cao của nó như chúng ta đều được biết là tuyên bố của Louis Sullivan - cha đẻ của kiến trúc hiện đại: “Hình thức đi theo công năng. Đây là luật." (1) 

Cái đẹp

"Sức sống của nó vô biên, nó diễn tả một ham muốn không thể cưỡng lại được tự phô bày, không đòi đổi lại thứ gì, không mục đích, không nhờ tới cả biểu tượng lẫn ẩn dụ, không làm trò ráp nối miễn cưỡng lẫn liên tưởng; đó là cái đẹp tự nhiên ở dạng thuần khiết"
Linh Sơn, Cao Hành Kiện

1. Liệu con người có khả năng tạo ra cái đẹp? Hay đặc quyền ấy là của riêng tạo hoá? Phải chăng, bởi vì truyền thống của các triết gia Hy Lạp xem xét các môn nghệ thuật là chước tác (mimetic art), mà kiến trúc không gì hơn là cách thức con người mô phỏng thế giới tự nhiên. Chính vì lẽ đó, con người cũng chỉ dừng lại ở năng lực mô phỏng cái đẹp. Cực đoan như Plato, nếu như bản thân thiên nhiên tri giác được cũng chỉ đang đóng góp vào ý niệm của cái đẹp tuyệt đối, và vì thế mà chúng ta mãi mãi không bao giờ vươn tới được cái đẹp? 

Thư Newton - Boullee

Phóng tác từ đoạn trích To Newton (tr. 107) trong tác phẩm Architecture, Essay on Art - Etienne-Louis Boullee.


Newton Cenotaph, Etienne-Louis Boullee

Ôi bộ óc siêu việt!
Ôi thiên tài kiệt xuất thẳm sâu khôn dò!
Ôi hữu thể thần thánh!
Ôi Newton ngài ơi!
Xin hãy chiếu cố đến lòng tôn sùng qua chút tài hèn sức mọn!
A! Kẻ hèn nào dám công khai ở đây,
nếu như đã chẳng tự mình bị thuyết phục
rằng bản thân đã vượt thắng bản thân
trong công trình mà này đây xin mạn phép.

Biên độ trải nghiệm kiến trúc - Go Hasegawa


Vào mùa chim di thê, lúc những bầy vịt trời từng đợt bay ngang qua trời rộng, thì chúng gây nên những triều sóng dị thường tại những miền đất ở phía dưới dặm mây bay. Lũ vịt nhà, ngong ngóng nhìn lên, như dường bị nhiếp dẫn bởi đường bay lớn rộng của hàng ngũ vị trời xếp theo hình tam giác dìu dặt tiện gió lướt đi, lũ vịt nhà bỗng dang cánh sập sè vụng về đập nhảy. Tiếng gọi hoang vu đã đánh thức dậy nơi chúng những tàn tích hoang vu nào chẳng rõ. Và bỗng dưng trong một phút, lũ vịt như biến làm chim di thê thiên tẩy. Bỗng dưng trong cái đầu âm u bé bỏng cứng rắn kia, vốn chỉ ghi lại quẩn quanh những hình ảnh ao con, nước đục, sâu đen, chuồng tối, thoắt thôi bỗng trào dậy những cơn phiêu bồng thênh thang lục địa, hương vị những gió dàn trên mặt sóng mênh mông, những địa lý đại dương, những hoạ đồ đại hải … Con vật ngu ngơ vốn không biết rằng cái óc não bé bỏng của mình lại đủ rộng rãi để mang chứa được bao nhiêu là kỳ quan kiều diễm, thế mà đột nhiên nó đã đập cánh chịu chơi, khinh thường hột thóc, khi dễ sâu con, và muốn mình phải trở nên vịt trời hoang vu náo động.
Cõi người ta - Saint Epuxery, Bùi Giáng dịch.

VỊT VÀ TÚP LỀU

Vịt là loài gia cầm phổ biến và được ưa chuộng bởi vẻ ngoài cùng kiểu cách đáng mến. Nhưng chúng bay rất tệ. Trong những năm tháng loài chim hoang dã này được nuôi dưỡng và thuần hoá, thân hình của chúng dần trở nên nặng nề và đôi cánh dần cụt đi, đến khi chỉ bay được không hơn một vài mét. Giống như loài vịt từ bỏ khả năng tự do bay lượn trên bầu trời thênh thang, con người cũng làm vậy thông qua những túp lều (huts). Túp lều một mặt bảo vệ đời sống và gia đình của con người, nhưng đồng thời cũng trói họ vào một nơi chốn cụ thể và theo ngày tháng biến đổi cơ thể cũng như tinh thần của con người.

CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ - Christian Kerez


Chú giải thuật ngữ của Christian Kerez, trích dịch từ tạp chí El Croquis 182.

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA (Terms and Definitions)

Những dự án trông khác biệt nhau. Chúng cho thấy một quá trình điều tra đang tiếp diễn trong việc định hình không gian theo những cách khác biệt, thậm chí đối nghịch. Mỗi dự án đều phải đương đầu với những nguyên tắc thiết kế không gian. Điểm khác biệt giữa công trình này với công trình khác không phải là kết quả của cách tiếp cận theo hướng bối cảnh hay áp dụng có tính chương trình (programmatic) vào những điều kiện thay đổi. Mặc dù có sự khác biệt giữa một chương trình hay khu đất cho trước, các dự án vẫn liên quan với nhau theo một logic phi tuyến tính. Một vài dự án liên hệ với nhau thông qua những mối bận tâm chung, thông qua một nhu cầu chung cho một trải nghiệm cụ thể của không gian kiến trúc. Có thể sử dụng những thuật ngữ cụ thể để miêu tả đòi hỏi này, và đây là lý do vì sao văn bản giới thiệu này không xuyên suốt, nhưng đơn thuần là một tập hợp của những định nghĩa để làm rõ các thuật ngữ và giải thích sự liên hệ giữa các công trình.

Ghi chép trên dãy Alps

Bất thức Lô Sơn chân diện mục
Chỉ duyên thân tại thử sơn trung 
-Tô Đông Pha 

Manfred on the Jungfrau - John Martin
Tôi đã đi từ ngỡ ngàng này đến vỡ lẽ khác khi đào sâu vào đá gneiss của dãy Alps - vật liệu Peter Zumthor sử dụng cho nhà tắm Therme Vals. Những hân hoan của việc hợp thức hoá mọi ca tụng trong tôi với một kiệt tác kiến trúc đương đại dần dà đã biến thành một cảm giác dè dặt, tự vấn không thể đè nén.

Vô ngôn của một chiếc dầm I

Tác phẩm Abstract của hoạ sĩ trừu tượng Ad Reinhardt 
Cách thức mà chiếc dầm thép I được thành hình, trên thực tế, hệt như cách mà người thợ thủ công tạo nên chiếc bình gốm vậy:

Bản vẽ là một cuộc trò chuyện

Housing Complex in Niigata - Shenk Hattori 

Tỉ lệ là tất cả của cuộc trò chuyện thông qua bản vẽ. Yếu tố trừu tượng và vô hình này quyết định mối quan hệ của một cá nhân đối với công trình. Người kiến trúc sư chọn lựa tỉ lệ cho từng đối tượng đối thoại của mình, vì nó tương ứng với khả năng tri biết trong phạm vi mà tỉ lệ nội hàm. Tỉ lệ quá nhỏ tỉ lệ nghịch với chuyên môn giống như một buổi chuyện phiếm không có vấn đề nào được giải quyết. Cũng vậy, tỉ lệ quá lớn chẳng mang lại ích lợi gì cho người đối thoại với phạm vi quan tâm bao quát, ngoài việc biến cuộc nói chuyện trở thành độc thoại ở đó chỉ có người kiến trúc sư ưa phô bày cái biết của mình.

Tôi nói gì khi nói về sự im lặng của Sigurd Lewerentz



“Cái còn lại là sự im lặng" - Shakespeares


Nói về sự im lặng trong kiến trúc: từ trong bản chất đã là một hành động đầy mâu thuẫn mà quỹ đạo của nó chực chờ đưa ta vào mê lộ của những lời "tán tỉnh" sáo rỗng và ngạo mạn. Ngôn ngữ kiến trúc theo lối diễn giải không gì hơn là cái nhìn phiến diện, thậm chí tư biện của chúng ta về công trình. Chính những hành động "thay lời muốn nói" đã tiễn đưa mối quan hệ cá nhân lẽ ra sâu sắc với kiến trúc - một vật tự thân và thay vào đó những chỉ dẫn cảm xúc chủ quan và giáo điều.

Hôm nay, mặc dù ở trong tình thế không lấy gì là thoải mái, tôi đành phải phá vỡ sự im lặng ngôn từ để nói về sự im lặng trong kiến trúc. Một mặt, tôi tin rằng sự im lặng đã được Sigurd Lewerentz chưng cất trong hơn bảy mươi năm làm nghề sẽ không hư mất vì những lời thì thầm vô thưởng vô phạt của mình. Mặt khác, tôi hy vọng người ta bỏ ngoài tai những điều tôi trình bày sau đây.

The Poem of the Right angle and The House


"Kiến trúc là gì nếu không phải một giả kim thuật?" Hết thảy các vật chất nào đá, nào nước, nào kim loại, cùng đào luyện trong một hướng dẫn bí thuật hướng đến tác thành một chốn cư lưu toàn vẹn nơi thời gian ngưng treo và không gian mở ra bất tận.

Con đường tìm kiếm sự "bất tử" và "viên mãn" này của các nhà giả kim kiến trúc ghi dấu chân Le Corbusier qua tác phẩm The poem of the right angle (tạm dịch: Bài thơ thẳng góc) sáng tác trong 7 năm từ 1947 đến 1953. Có quy cách gần như là một ghi chép giả kim, tập thơ hoạ bao gồm 16 bức tranh diễn giải triết lý liên quan đến thủ pháp thẳng góc (right angle) - vốn rất quen thuộc trong các mặt đứng tỉ lệ của Le Corbusier. Không dừng lại ở đó, ngôn từ huyền bí cộng với hình ảnh mang tính biểu tượng và trừu tượng của tác phẩm còn tiềm ẩn sức khơi gợi lớn lao vượt ngoài khuôn khổ, mà ví dụ của nó sẽ được xem xét ở đây, trong The House for the Poem of the right angle (Ngôi nhà cho Bài thơ Thẳng góc) - kiến trúc sư Smiljan Radic.

Thiêng & Phàm


“Tôi cho rằng nhiệm vụ của thế kỷ sau, đối diện với sự đe dọa khủng khiếp nhất mà nhân loại từng biết tới, sẽ phải tái hội nhập cùng với thánh thần.” - André Malraux

Trước hết, có một nhu cầu cần thiết cho việc làm rõ khái niệm “thiêng" vì phần lớn chúng ta thường có xu hướng đánh đồng “thiêng" với kinh nghiệm tôn giáo hay thực hành tôn giáo.

Trên thực tế, con người chúng ta đã từng có sự gắn bó sâu sắc với cái thiêng trước khi lý trí loài người chia cắt tất cả (1). Một cách nghịch lý, đó chính là sự xuất hiện của các tôn giáo đã đặt một lằn răn cho đời sống thế tục và đời sống thiêng liêng mà ở đó sự thiêng được cho rằng chỉ có thể đạt tới thông qua các nghi lễ tôn giáo. Tiếp đến, Kỷ nguyên Ánh Sáng vào thế kỷ 18 -một mặt phản kháng sự áp bức của nhà thờ cũng như các thể chế toàn trị, vì thế mà, mặt khác, tuyên truyền cho khoa học - đã thủ tiêu hoàn toàn cái thiêng khỏi đời sống con người. 

Đương đại

Sự đương đại (contemporariness) là mối quan hệ độc lập với thời gian của một cá nhân, người này vừa tham dự (adhere) vào sự đương đại và đồng thời, vừa giữ khoảng cách với nó. Nói chính xác hơn, [sự đương đại] chính là mối quan hệ với thời gian, trong đó việc tham gia vào thời gian được thực hiện thông qua sự ngắt quãng (disjunction) và lệch đại (anachronism). Những kẻ đồng thời trùng khớp với thời đại, những kẻ hoàn toàn bện siết với thời đại ở mọi mặt, không phải là đương đại (contemporaries), chính xác là vì họ (những kẻ được xem là đương đại) không tìm cách để thấy sự đương đại; (vì) họ không có khả năng để đối diện với nó. 
What is the apparatus - Giorgio Agamben 

 1.
Chúng ta đang ở vào một thời kỳ không thể định dạng. Các biên giới trở nên mờ nhạt và các khái niệm không ngừng va chạm nhau. Thật khó để xác định một hướng đi rõ ràng về tương lai.

Thuật chắp nhặt - Bricolage

Lời quê chắp nhặt dông dài 
Mua vui cũng được một vài trống canh 
- Truyện Kiều, Nguyễn Du 

Lý do để bricolage trở nên hấp dẫn ở đương đại, phổ biến hơn ở đương đại là bởi hai yếu tố. Thứ nhất, sự chuyên môn hoá đã dần trở nên lỏng lẻo hơn, ranh giới của các ngành nghề đã trở nên mờ nhạt hơn, cho phép những phép lai là kết quả của những cuộc hôn phối đa ngành. Thứ hai, thời kỳ hậu công nghiệp trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những “sản phẩm” phi-sản xuất công nghiệp vốn đã dần trở nên nhàm chán vì sự giống nhau hàng loạt, cũng như vì sự bóng bẩy, hoàn hảo của chúng. Xét về bản chất bricolage là sự trở lại với thực hành thời tiền sử khi các công cụ còn đang trong quá trình hoàn thiện hay trong những điều kiện thiếu thốn mà ở đó trí khôn con người được kích hoạt theo một cách thức rất đặc biệt. 

Hiện đại

 1. Có hai nhận thức của thời đại, một cũ một mới. Cái cũ là nhằm vào cá nhân/tính cá thể. Cái mới là trực hướng vào tính phổ quát. Mâu thuẫn giữa cá nhân và phổ quát được phản ánh thông qua Chiến tranh Thế giới cũng như là thông qua nghệ thuật. 
2. Chiến tranh đang phá huỷ thế giới cũ với tất cả những gì nó chứa đựng: tính ưu việt (preeminence) của tính cá nhân (individual) trong mỗi ngành nghề. 
3. Nghệ thuật mới đã hé lộ chất liệu của nhận thức mới của thời đại: một sự cân bằng giữa tính phổ quát và tính cá nhân trong mỗi ngành nghề.
4. Nhận thức mới đã sẵn sàng được hiện thực hóa trong mọi thứ, bao gồm mọi thứ hằng ngày của cuộc sống.
5. Truyền thống, học thuyết (giáo điều) và sự ưu việt của tính cá nhân đứng chắn giữa quá trình hiện thực hoá này.
6. Vì thế mà những người sáng lập của Neo-plasticism (trường phái Tân tạo hình) kêu gọi những ai tin tưởng vào cải cách trong nghệ thuật và văn hoá cùng phá huỷ những thứ ngăn cản sự phát triển xa hơn, giống như trong nghệ thuật tạo hình mới (the new plastic art), bằng cách loại bỏ những hạn chế của những hình thức tự nhiên (natural forms), chúng ta đã loại bỏ cái đứng chắn đường biểu hiện của một nền nghệ thuật thuần khiết, kết quả cuối cùng (extreme) của mọi khái niệm nghệ thuật. 
 (Tuyên ngôn thứ nhất của De Stijl, 1918)

Thật khó để bắt đầu một khái niệm như “hiện đại” vì sự phổ biến và thành kiến sẵn có. Sự thân thuộc giả định của nó hoà lẫn các thuật ngữ liên quan. Đồng thời, sức mạnh hình thức tất yếu của “hiện đại” lu mờ dự định của chúng ta trong việc khám phá căn cơ và cùng đích của nó. 

Cá hồi và dòng chảy - Alvar Aalto

Là một nghệ sĩ đương thời, tôi thấy rõ ràng là khó để viết về nghệ thuật từ cùng một góc độ của những người ngoài cuộc như nhà phê bình hay nhà lý thuyết. Cũng như vậy, một chuyên gia thì lại không thể thiên vị như một sử gia nghệ thuật đối với tác phẩm nghệ thuật của ngày hôm nay và đối với những người đồng nghiệp của mình. Vì thế những gì được viết ra sau đây thực sự chỉ là một chuỗi những ý tưởng bất chợt từ phần lớn thực hành của tôi.

Exhibition 1933, Alvar Aalto & Aino Aalto